【empoli – salernitana】“Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rất quan trọng của ngành rau quả Việt Nam”
Ngành rau quả xuất khẩu tìm hướng vượt khó |
Thưa ông,ốcvẫnlàthịtrườngxuấtkhẩurấtquantrọngcủangànhrauquảViệempoli – salernitana kết quả xuất khẩu của ngành rau quả năm 2022 ra sao?
Năm 2022 ngành rau quả gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc thực hiện chính sách zero Covid. Cao điểm nhất là Tết Nguyên đán năm 2022 có tới 5.000-6.000 xe container rau quả nằm ở cửa khẩu một thời gian dài dẫn đến suy giảm chất lượng sản phẩm, tổn thất cho doanh nghiệp ước khoảng 5.000- 6.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 8/2022 xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm 35% so với cùng kỳ.
Sang đến tháng 9 năm 2022, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư đã ký về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Tháng 11, 12 sầu riêng của Việt Nam đã được xuất khẩu ồ ạt sang Trung Quốc. Tháng 11/2022 nghị định thư cho phép chuối, khoai lang, tổ yến của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc được ký kết tiếp tục là động lực cho xuất khẩu của ngành bật tăng trong quý IV/2022, tới 40%. Những yếu tố này đã giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,4 tỷ USD, chỉ giảm khoảng 5% so với mức dự báo giảm 15%.
Thị trường thế giới được nhận định tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2023, đặc biệt là quý I, với ngành rau quả, ông có dự báo ra sao về xuất khẩu của ngành năm tới?
Vào ngày 8/1/2023, thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa hoàn toàn, chấm dứt chính sách zero covid. Đây là tin rất vui bởi đã mở ra triển vọng lớn cho ngành rau quả Việt Nam. Thứ nhất, thủ tục, thời gian thông quan qua biên giới sẽ giảm, chi phí vận chuyển giảm, hàng hoá được giao nhận nhanh hơn, không ảnh hưởng tới phẩm chất hàng hoá. Điều này cũng góp phần kích cầu tiêu dùng ở thị trường sở tại. Thứ hai, việc thông thương qua lại giữa doanh nhân 2 nước dễ dàng giúp ký kết hợp đồng thuận lợi hơn.
Ông Đặng Phúc Nguyên- Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam |
Với những yếu tố đó, năm 2023 dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 20-30%, đạt khoảng 4 tỷ USD. Về mặt hàng, tăng cao nhất là sầu riêng, có khả năng đạt 1 tỷ USD. Trước đó Việt Nam có xuất khẩu sầu riêng nhưng chỉ đạt 170-180 triệu USD mỗi năm, năm 2023 có thể đứng vào nhóm mặt hàng tỷ USD. Cộng với thanh long có tiềm năng lớn, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả sẽ tăng mạnh.
Đa dạng hoá, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho xuất khẩu là ý kiến được đề cập tới trong công tác xuất nhập khẩu nói chung, từ thực tế ngành rau quả, ông nhận định như thế nào về ý kiến này?
Chúng ta nên đa dạng hoá thị trường để hấp thu được nhiều công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu nhất là tại những thị trường phẩm cấp cao. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của rau quả Việt Nam.
Tuy nhiên tôi vẫn khẳng định Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất quan trọng của ngành rau quả Việt Nam. Đây là thị trường có tới 1,5 tỷ dân, nhập khẩu 15 tỷ USD rau quả mỗi năm. Việt Nam hiện mới xuất khẩu 2 tỷ USD, chiếm thị phần rất nhỏ tại thị trường này. Nhiều quốc gia trên thế giới muốn xuất khẩu hàng hoá vào Trung Quốc, Việt Nam với lợi thế có sát đường biên giới, vận chuyển thuận lợi, không có lý do gì chúng ta không tận dụng.
Việc các quy định tại thị trường Trung Quốc ngày một khó là xu hướng tất yếu, doanh nghiệp cần đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng để chiếm lĩnh thị phần, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong kết quả đạt được và định hướng xuất khẩu trong năm tới, công tác xúc tiến thương mại có vai trò như thế nào, thưa ông?
Với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại, hàng năm Hiệp hội Rau quả Việt Nam đều tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế nhằm tìm kiếm thị trường, đối tác. Năm 2020, 2021, đầu năm 2022 chúng tôi bỏ lỡ nhiều hội chợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm 2022 chúng tôi chỉ tham gia Hội chợ Asia Fruit Logistica 2022 tại Thái Lan với 16 gian hàng của 16 doanh nghiệp.
Trong xuất khẩu rau quả nói riêng, xuất khẩu hàng hoá nói chung xúc tiến thương mại rất quan trọng. Xúc tiến thương mại giống như mồi lửa, muốn đốt đống lửa lớn phải có mồi to. Do vậy, muốn tăng tính tác động, công tác xúc tiến thương mại cần mở rộng hơn cả chất và lượng. Nhà nước nên đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại triển khai bằng nhiều hình thức, tổ chức hội chợ, tổ chức đoàn đi nước ngoài để tìm kiếm khách hàng, thị trường… Riêng với thị trường Trung Quốc, công tác xúc tiến cần hướng tới việc tìm kiếm đối tác sâu trong nội địa.
Năm 2023 doanh nghiệp ngành rau quả sẽ tham gia 2 hội chợ chuyên ngành lớn trên thế giới. Một hội chợ ở Đức- nhằm hướng tới thị trường châu Âu, hội chợ tại Hong Kong – hướng tới thị trường châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Những cách ăn dưa chuột có thể gây hại sức khỏe
- ·Hiểm họa khó lường vì
- ·Bệnh Sởi bùng phát trở lại
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Đừng để nỗi ám ảnh rượu chè “phá nát” kỳ nghỉ Tết
- ·Hàng thùng: Mua nước đầu vẫn hên
- ·Bát phở bình dân giá 200 nghìn đồng gây choáng
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Đồ ăn trước cổng trường: Nguy cơ ngộ độc cấp tính
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Xà bông sát khuẩn có thể gây hại?
- ·Gần 12 tấn thịt gà rán không rõ thành phẩm bị thu hồi
- ·Dùng hộp nhựa tái chế hạn chế trứng vỡ
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Thận trọng hoa quả sấy khô nhiễm chì
- ·Chây ỳ vệ sinh tay chân, nguy hại khôn lường
- ·Những đồ gia dụng vô tình gây gại cho trẻ
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Cảnh giác chất độc hại trong mứt kẹo nhập lậu