【xem tỷ số 7m】Không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế lên đôi vai người lao động
Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Nên hay không nên điều chỉnh giờ làm việc?ôngnênđặthếtgánhnặngtăngtrưởngkinhtếlênđôivaingườilaođộxem tỷ số 7m | |
Quy định làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp dễ phạm luật | |
Nên nâng trần làm thêm giờ và để linh hoạt theo năm | |
Nhiều cơ hội việc làm cuối năm cho người lao động |
So với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, thời giờ làm việc của Việt Nam hiện đang ở mức nào, thưa ông?
Việt Nam hiện thuộc nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Cụ thể, về thời giờ làm việc bình thường, theo số liệu khảo sát đối với 154 nước và vùng lãnh thổ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cùng với khoảng 40 nước khác, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (từ 48 giờ/tuần trở lên). Về thời gian nghỉ phép, trong số 155 nước khảo sát, trừ 6 quốc gia không có quy định, Việt Nam nằm trong nhóm nước có số ngày nghỉ phép năm khởi điểm ít nhất thế giới (12 ngày), ngang bằng với 8 nước, nhiều hơn 31 nước và ít hơn 110 nước.
Về giờ làm việc trung bình năm (giờ làm việc thực tế), Việt Nam là nước thuộc nhóm có số giờ làm việc thực tế cao nhất thế giới. Số liệu tổng hợp giờ làm việc thực tế của 63 quốc gia năm 2014 cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 trong số nhóm các quốc gia có giờ làm việc thực tế cao nhất (từ 2.250 - 2.500 giờ) với mức giờ làm việc trung bình năm là 2.339,55 giờ - cao hơn 60 nước, chỉ xếp sau Campuchia và Bangladesh.
Trong 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam là nước có số giờ làm việc thực tế cao nhất (một nước chưa có dữ liệu là Brunei). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam có số giờ làm việc thực tế cao thứ hai sau Campuchia (3 nước chưa có dữ liệu là Myanmar, Lào, Brunei). Đặc biệt, Trung Quốc là đất nước có sự tương đồng với Việt Nam nhưng hiện nay số làm việc bình thường là 40 giờ/tuần, số ngày nghỉ lễ 21 ngày.
Về giờ làm thêm, Việt Nam ở mức trung bình của thế giới nhưng hiện tượng vi phạm giờ làm thêm ở Việt Nam khá phổ biến. Kết quả thanh tra lao động ngành May mặc năm 2015 cho thấy: 39,5% doanh nghiệp không thực hiện đúng về số giờ làm thêm của người lao động. Đã có bằng chứng cho thấy người lao động phải chịu áp lực để tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc để hoàn thành định mức lao động nhưng không được tính lương làm thêm ngoài giờ.
Một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp là đề xuất về làm thêm giờ, thời giờ làm việc bình thường trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ông có ý kiến gì về đề xuất này?
Theo luật hiện hành, thời gian làm thêm giờ một ngày của người lao động được quy định là không quá 12 tiếng; một tháng không quá 30 giờ; một năm không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định giới hạn giờ làm thêm của Việt Nam như vậy thấp, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp gia công, chế biến xuất - nhập khẩu, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Nhiều doanh nghiệp đề xuất nên bỏ giới hạn làm thêm giờ theo tuần, theo tháng mà chỉ nên để giới hạn theo năm và đề xuất tăng thêm tổng số giờ thêm giờ theo năm.
Theo tôi, việc xem xét tăng giờ làm thêm từ thực tiễn cũng phải cân nhắc kỹ, vì làm thêm giờ tác động đến rất nhiều yếu tố. Không chỉ là về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động đến nền kinh tế mà còn là sức khỏe của người lao động. Làm thêm giờ nhiều khiến người lao động không có điều kiện chăm sóc gia đình, cũng gây ra những vấn đề xã hội khác. Điều này kéo theo một loạt hệ lụy chứ không đơn giản chỉ là nhu cầu làm thêm giờ của người lao động, nâng cao thu nhập như một số ý kiến đã nêu. Vấn đề này rõ ràng liên quan đến cả đời sống, tiền lương của người lao động.
Việc nâng mức trần làm thêm giờ có thể được nhưng đi kèm với đó là việc tính tiền lương làm thêm giờ phải được quy định tính theo phương pháp lũy tiến, càng làm thêm giờ nhiều, người lao động phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ việc làm thêm giờ đó. Cùng với đó, khi huy động làm thêm giờ, doanh nghiệp cũng phải hết sức cân nhắc để có mức huy động người lao động cần thiết. Bản chất của làm thêm giờ là giải quyết những công việc cấp bách, đột xuất, không có kế hoạch trước. Tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chế độ làm thêm giờ để giảm chi phí sản xuất. Ví dụ, họ không tuyển dụng thêm lao động, chỉ tăng làm thêm giờ, để giảm các chi phí khác. Có tình trạng một loạt doanh nghiệp làm thêm giờ quanh năm, tháng nào cũng làm thêm giờ thì đó không phải là bản chất của làm thêm giờ.
Về số giờ làm việc/tuần, theo ông có nên thực hiện giảm giờ làm ở khu vực doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần ở thời điểm này không?
Trong thời gian qua, vấn đề thời giờ làm việc kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc và đình công. Nhóm yêu sách về thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau tiền lương trong yêu sách của các cuộc ngừng việc, đình công, đặc biệt là yêu sách giảm tăng ca của công nhân.
Nhiều cuộc khảo sát, điều tra đời sống công nhân lao động của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và của các tổ chức khác cho thấy rõ ảnh hưởng xấu của thời giờ làm việc kéo dài đến cuộc sống của người lao động, từ mất cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ - chồng, đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái, tác động đặc biệt lớn đến nhóm lao động có con nhỏ. Và tiền lương làm thêm giờ đối với phần lớn người lao động không đủ bù đắp các chi phí xã hội như thuê người đón con, trông con ngoài giờ hoặc tái tạo sức lao động. Từ những lý do đó, mong muốn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động lên đôi vai người lao động mà cần đánh giá đúng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Chính vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần hiện tại xuống 44 giờ trong một tuần vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc nam điều trị suy thận
- ·Điều nói lên tất cả trong quan hệ Việt
- ·Bản án răn đe dành cho những ai chỉ muốn lừa lấy tiền của người khác
- ·Xét xử nghiêm minh, khách quan
- ·Đề xuất mới lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới
- ·Việt Nam và Singapore nghiên cứu nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện
- ·Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối và đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Hun Manet làm Thủ tướng Campuchia
- ·Giá vàng hôm nay 21/7: Vàng thế giới bất ngờ giảm xuống còn 1.969,8 USD/oz
- ·Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
- ·Giá vàng hôm nay, 10/1: Tiếp nối đà giảm
- ·Sẽ tha, miễn tội cho những người không vụ lợi trong vụ Việt Á
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam
- ·Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/3/2023: Giảm sốc, xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm
- ·Việt Nam sẽ dự các hội nghị BRICS tại Nam Phi
- ·50 năm từ 'hạt giống' ban đầu, Việt Nam
- ·Tuyên truyền các quy định của pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay, 27/3: Nhiều yếu tố gây bất ngờ
- ·Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế