【kết quả rosenborg】Bảo hộ giống cây trồng mới tại Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm
Tính cấp thiết của việc bảo hộ giống cây trồng
TheảohộgiốngcâytrồngmớitạiViệtNamMộtsốvấnđềcầnquantâkết quả rosenborgo khái niệm được đưa ra tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, giống cây trồng là một tài sản trí tuệ. Việc tạo ra các giống mới này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức, tiền bạc, nguồn nguyên liệu nên tổ chức, cá nhân chọn tạo phát triển hoặc phát hiện hay được hưởng quyền sở hữu sẽ đương nhiên có quyền đối với giống cây trồng đó. Khả năng độc quyền đối với một giống cây trồng mới không chỉ giúp các tổ chức, cá nhân thừa hưởng thành quả do mình sáng tạo ra, mà còn là tiền đề để phát triển các giống mới tiên tiến hơn, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng do mình sáng tạo, phát hiện và phát triển. Kể từ thời điểm tham gia Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), Việt Nam đã và đang tích cực trong việc bảo hộ thêm nhiều nguồn giống mới cũng như sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành phù hợp với tinh thần của Công ước. Theo báo cáo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), công tác bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu tích cực, song chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Tính đến giai đoạn hiện tại, các giống đăng ký bảo hộ mới chủ yếu là cây lương thực, trong khi đó, các giống cây ăn quả chưa được các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhiều. Về lâu dài, điều này đặt ra những lo ngại về việc mất các giống quý hiếm do bị du nhập vào các nước trong khu vực và quốc tế.
Có thể thấy một ví dụ đơn giản, những năm vừa qua, nước ta đã nghiên cứu, phát triển được một số giống thanh long ruột đỏ chất lượng cao, bước đầu đem lại giá trị kinh tế và nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thật sự chú trọng đến vấn đề đăng ký bản quyền, gây trở ngại cho việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trong khi đó, trên cơ sở các giống thanh long được phát triển tại Việt Nam, Đài Loan đã chọn lọc và lai tạo để cho ra đời giống thanh long mới ưu việt hơn. Điều này dẫn tới tình trạng, có thời điểm (2018) thanh long ruột đỏ kích cỡ khổng lồ của Đài Loan tràn về Việt Nam với giá 350.000 đồng/kg (cao gấp nhiều lần thanh long Việt Nam).
Thanh long ruột đỏ được nghiên cứu và lai tạo tại Việt Nam.
Hay giống nhãn tím do ông Trần Văn Huy (Ba Huy) tại Sóc Trăng phát hiện và nhân giống cách đây vài năm. Đã có nhiều thông tin cho rằng, nguồn giống quý này từng được Thái Lan tìm mua để phát triển thành sản phẩm nông nghiệp đại trà. Dù thông tin này chính xác hay không thì đây cũng là hồi chuông cảnh báo về việc cần quan tâm và chú trọng tới hoạt động bảo hộ các nguồn giống mới và quý hiếm. Việc đánh mất khả năng độc quyền giống cây mới không chỉ ảnh hưởng tới khả năng khai thác kinh tế thu được từ giống mới mà còn tác động trực tiếp tới việc bảo tồn và phát triển các giống tiên tiến có hiệu quả kinh tế cao.
Bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hộ giống cây trồng
Nhằm phù hợp với tinh thần của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới cũng như tình hình thực tế hiện nay, Việt Nam đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc bảo hộ giống cây trồng. Ngày 16/06/2022, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với nhiều quy định mới sửa đổi điều kiện bảo hộ giống cây trồng, như yêu cầu về tên giống cây trồng, ngăn chặn việc đăng ký tên giống cây trồng làm nhãn hiệu độc quyền... Những quy định này được mong đợi sẽ khắc phục phần lớn những bất cập và vướng mắc còn tồn tại trong công tác bảo hộ giống cây trồng mới hiện nay.
Thế nhưng, xét trên thực tế, quy định pháp luật về đăng ký bảo hộ giống cây trồng vẫn chưa thật sự tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của đối tượng giống cây trồng đòi hỏi trong quá trình đánh giá phải áp dụng những quy trình khảo nghiệm đặc biệt. Hiện nay, pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Trong đó, đặc điểm về tính khác biệt (được hiểu là khả năng phân biệt một cách rõ ràng với các giống cây trồng khác), tính đồng nhất (có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan), và tính ổn định (các tính trạng liên quan vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu mà không bị thay đổi sau mỗi vụ hoặc chu kỳ nhân giống) được đánh giá là vô cùng phức tạp. Với sự đa dạng về giống cây trồng ở Việt Nam, có thể nói đây là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan thẩm định khi phải sắp xếp phân bổ đủ nguồn lực, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai…) để tiến hành khảo nghiệm. Tuỳ từng loại cây trồng mà có thể lựa chọn phương thức khảo nghiệm khác nhau như khảo nghiệm tập trung tại cơ quan khảo nghiệm, khảo nghiệm diện hẹp/rộng trên đồng ruộng có kiểm soát của cơ quan chuyên môn… Chẳng hạn như, việc khảo nghiệm các giống lúa ngắn ngày như nàng thơm chợ Đào, gạo lứt Huyết Rồng… sẽ khác với việc khảo nghiệm các giống sâm dài ngày về điều kiện thổ nhưỡng và thời gian sinh trưởng. Những khó khăn, phức tạp trong quy trình bảo hộ này phần nào khiến người dân “chần chừ” và “ngần ngại” trong việc nộp đơn đăng ký bảo hộ giống mới.
Một thực trạng nữa cần lưu tâm đó là việc “biết luật vẫn phạm luật” còn khá phổ biến. Một thực trạng đáng quan tâm hiện nay là việc các giống lúa đã được đăng ký bản quyền như Nàng hoa 9, Đài thơm, OM5451 hay ST24, ST25... bị làm giả và bày bán tràn lan trên thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể quyền, mà còn đặt ra bài toán về kinh tế và quyền lợi người tiêu dùng.
Pháp luật đã có các chế tài để xử lý hành vi vi phạm quyền đối với giống cây trồng đã được đăng ký bảo hộ. Thế nhưng, tại sao hành vi vi phạm bản quyền giống cây trồng vẫn tồn tại và phổ biến tại nhiều địa phương? Nguyên nhân chính là do công tác phát hiện, xử lý vi phạm còn nhiều khó khăn cũng như chế tài xử phạt răn đe chưa đủ mạnh. Theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trên thực tế, các cuộc thanh tra chuyên ngành về vật tư nông nghiệp nói chung và giống cây trồng nói riêng chỉ đạt được hiệu quả khi thực hiện đột xuất. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra đột xuất chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, hiện nay công tác thanh tra mới chủ yếu dừng lại ở các giống cây lương thực như lúa, ngô...; trong khi các giống cây ăn quả, cây lâu năm còn chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến tình trạng Nhà nước khó kiểm soát và quản lý. Tình trạng kinh doanh giống cây trồng vi phạm bản quyền lan rộng, xuất hiện nhiều giống cây trồng giả mạo, không nhãn mác trôi nổi trên thị trường. Thêm nữa, vì chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên không đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm. Thực tế, lợi nhuận thu được từ việc vi phạm bản quyền giống cao hơn nhiều lần so với số tiền nộp phạt.
Một nguyên nhân khác khiến quy định pháp luật khó thực thi hiệu quả trên thực tế là việc người dân chưa nâng cao ý thức về bản quyền đối với các loại giống cây trồng; hầu hết họ chỉ chăm lo sản xuất, kinh doanh mà chưa chú ý đến việc đăng ký bảo hộ giống mới. Thêm vào đó, tâm lý ham rẻ khiến nông dân thường chọn các giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, thay vì chọn mua các giống đã được cấp chứng nhận bản quyền... Thực tế này góp phần gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng.
Một số đề xuất, kiến nghị
Những vướng mắc còn tồn tại nêu trên đặt ra yêu cầu cấp bách cần sớm có những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực thi. Nhà nước đã không ngừng sửa đổi và hoàn thiện hành lang pháp lý nói chung và pháp luật về bảo hộ giống cây trồng nói riêng, song để pháp luật thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, công tác thực thi pháp luật cần được đặc biệt quan tâm.
Trước mắt, các tổ chức, cá nhân cần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật. Tiếp theo là tuân thủ pháp luật. Cụ thể, tổ chức, cá nhân cần nhận thức về quyền của mình đối với giống cây trồng khi chọn tạo, phát hiện, phát triển và sở hữu những giống mới. Song song với quyền là nghĩa vụ. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của bản thân, các tổ chức, cá nhân cần tôn trọng quyền của các chủ thể quyền khác. Để đạt được những điều này, Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Cùng với đó, các cơ quan liên quan cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm; xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ để rà soát, xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm quyền đối với giống cây trồng. Các cơ sở sản xuất, buôn bán giống không có giấy phép đăng ký hoạt động, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của cây giống theo tiêu chuẩn đã công bố... cần được kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định.
Đi liền với công tác phát hiện là việc áp dụng hiệu quả, phù hợp các chế tài xử phạt. Các chế tài xử lý vi phạm cần quy định một cách “vừa đủ”, đủ ngăn chặn, đủ răn đe, đủ giảm thiểu và đẩy lùi các trường hợp vi phạm hoặc cố tình vi phạm. Việc áp dụng cần quyết liệt và nghiêm khắc, tránh tình trạng vì “tình riêng” mà nương nhẹ để vi phạm tiếp tục tái diễn.
Song song với việc hướng dẫn và đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân trong quá trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới, cần tập trung chú trọng hơn nữa vào việc điều tra, thu thập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng. Đây đã và đang là điều mà các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm và dành sự đầu tư lớn. Bởi, nguồn gen giống như tài sản quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp, thực phẩm, y tế, công nghiệp cũng như môi trường sinh thái chung. Việc đầu tư cho ngân hàng gen giống cây trồng quốc gia về cơ sở vật chất, công tác định danh loài, xây dựng mẫu tiêu bản... sẽ giúp bảo tồn và phát triển các loài giống quý, tránh tình trạng suy giảm, để lọt nguồn gen quý vào các quốc gia khác gây ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng thời, việc phát triển ngân hàng gen cũng hỗ trợ người dân trong công tác chọn tạo giống có tiềm năng cao, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Việc sớm có các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật không chỉ đảm bảo quyền lợi của các chủ thể quyền nói riêng, mà còn đảm bảo quyền lợi quốc gia, thúc đẩy phát triển nông nghiệp tiên tiến, bền vững. Dù ở thời kỳ nào thì nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việc nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo hộ quyền đối với giống cây trồng sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân không ngừng tìm tòi và nỗ lực phát triển, lai tạo các giống mới ưu việt hơn, đem lại năng suất, sản lượng cao hơn; đồng thời, giúp duy trì, bảo vệ và phát huy giá trị các nguồn giống quý trong nước.
Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).
[2] Thi Hà (2018), “Hơn nửa triệu đồng một trái thanh long ruột đỏ Đài Loan”, https://vnexpress.net/hon-nua-trieu-dong-mot-trai-thanh-long-ruot-do-dai-loan-3845465.html, truy cập ngày 10/1/2023.
[3] Hoàng Hùng, Phong Nghĩa (2020), “Nhiều bất cập trong quản lý giống cây trồng”, https://nhandan.vn/nhieu-bat-cap-trong-quan-ly-giong-cay-trong-post610633.html, truy cập ngày 11/1/2023.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·'Làm sạch biển, nhận quà sống xanh' với BIDV Green Mission
- ·MINI lần đầu cho ra bộ đôi xe điện mới, ưu tiên thị trường Trung Quốc
- ·Triển lãm xanh Thụy Điển tại GEFE 2024
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Vietnam Motor Show 2024 khai mạc, xe điện trở thành tâm điểm
- ·Trường công đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn xanh quốc tế, xây hết 100 tỷ đồng
- ·Đóng cửa nhà máy cuối cùng, quốc gia đầu tiên chấm dứt 142 năm điện than
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Tối ưu hóa các khâu trong thương mại điện tử để giảm bao bì nhựa
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Lợi ích của xe điện có thể bạn chưa biết
- ·Vinamilk thực hiện dự án Cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính
- ·Chiến dịch Mùa hè Xanh 2024 đã làm được gì cho hàng chục nghìn người dân?
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Tại sao hợp tác quốc tế trong cắt giảm khí mê
- ·Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
- ·MINI lần đầu cho ra bộ đôi xe điện mới, ưu tiên thị trường Trung Quốc
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Loại bột thần kỳ có thể hút CO2 khỏi không khí