【kèo chấp 1 trái là sao】Nông nghiệp thiếu liên kết với logistics
Chỉ thuê từng phần
Nông nghiệp là ngành XK chủ lực của nước ta, nhưng các DN phần lớn vẫn là DN vừa và nhỏ nên quy mô, số lượng sản phẩm XK không lớn. Hơn nữa, theo thống kê từ Bộ Công Thương, chi phí cho logistics ở nước ta vẫn còn cao, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các DN Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Chính từ những nguyên nhân trên mà nhiều DN trong lĩnh vực sản xuất, XK hàng nông sản không mấy “mặn mà” trong việc thuê trọn gói dịch vụ của các DN logistics. Theo ông Nguyễn Thượng Uyển, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh, số lượng hàng XK của Công ty không quá nhiều, lại XK chủ yếu sang thị trường Nhật Bản nên các vấn đề về vận chuyển, làm thủ tục tại cảng hay thủ tục hải quan đã được nhân viên Công ty quen thuộc và có thể làm thành thạo không kém gì đi thuê ngoài.
Hơn nữa, ông Uyển còn cho hay, dù là sản phẩm thủy sản đã được chế biến cần phải bảo quản tốt, nhưng tất cả các khâu về cấp đông, giữ lạnh đã được Công ty thực hiện, đóng gói ngay từ khâu sản xuất, hàng ra cảng sẽ được lên tàu đi ngay nên không phải lo về khâu bảo quản, lưu kho, hoặc nếu có thì dùng luôn dịch vụ của cảng. Vì thế, Công ty chỉ đi thuê dịch vụ vận tải từ nhà máy đến cảng do không có điều kiện mua xe chuyên chở.
Cũng với cách làm tương tự, ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng phòng kinh doanh, XK gạo, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ đỏ cho biết, ngoại trừ đi thuê dịch vụ vận tải của một công ty logistics, các công việc còn lại đều do nhân viên Công ty làm. Do đã làm quen nên các công việc này không tốn nhiều chi phí, nhân lực, thậm chí có thể tiết kiệm hơn so với đi thuê ngoài. Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đã được thực hiện theo hợp đồng ký kết, nếu hàng hóa trong quá trình vận chuyển xảy ra vấn đề, là lỗi bên trong sẽ do phía Công ty chịu trách nhiệm, nhưng với những tác động từ bên ngoài thì phía công ty vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Chính từ thực trạng trên, đại diện Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long cho hay, Công ty chỉ làm dịch vụ logistics cho các DN tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Còn với các DN nông nghiệp, một phần vì không phù hợp với địa điểm, một phần vì các DN này thường chỉ thuê lại dịch vụ nhỏ lẻ như vận tải hay kho bãi nên Công ty không chú trọng hợp tác.
Cần sự liên kết
Đánh giá về chất lượng dịch vụ của các DN logistics Việt Nam hiện nay, ông Lã Hồng Quang, Giám đốc Công ty TNHH chè Á Châu cho hay, các DN logistics nước ta hiện đã có nhiều cải thiện, giá thành dịch vụ đưa ra rất cạnh tranh. Chính vì thế, khi làm dịch vụ XNK tại các địa phương ngoài Hà Nội, do không có chi nhánh hay nhân lực nên Công ty đều đi thuê dịch vụ ngoài, việc này đã giúp Công ty thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.
Còn về phía các DN logistics, trong bối cảnh nhiều cạnh tranh như hiện nay, không chỉ để phục vụ cho riêng ngành nông nghiệp, việc nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng đã được các DN này chú trọng hơn. Theo ông Ngô Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi, Công ty đang đầu tư khoảng 3-4 tỷ để nâng cấp, tìm thêm kho bãi giúp mở rộng khách hàng, hướng nhiều hơn đến các DN nông sản. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang đầu tư về phương tiện vận tải nhằm nâng cao năng lực vận tải đường bộ trong điều kiện các DN vẫn chú trọng nhiều hơn vào việc thuê từng phần trong đó nhiều nhất là khâu vận tải.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các DN nông nghiệp và DN logistics rất cần một hướng phát triển sâu hơn để thành quả đạt được có nhiều khởi sắc. Mới đây, tại diễn đàn Đầu tư toàn cầu Việt Nam 2015, một chuyên gia nước ngoài đã cho rằng, khi đầu tư nông nghiệp, logistic rất quan trọng bởi thời gian là tiền bạc. Hàng hóa càng vận chuyển lâu thì tỷ lệ hư hỏng cao, từ đó khó để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Nhận định là như vậy nhưng trên thực tế, các DN nông nghiệp và DN logistics vẫn chưa tìm thấy sự liên kết chặt chẽ. Theo ông Nguyễn Tương, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội DN logistics tại Hà Nội, các DN này phần lớn vẫn chỉ thực hiện dưới hình thức cho thuê theo hợp đồng chứ chưa có sự liên kết để hỗ trợ nhau về giá, giúp nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nguyên nhân do các DN đều là DN vừa và nhỏ, làm ăn nhỏ lẻ nên hoặc là gặp thời vụ thì làm, hoặc là chỉ đủ điều kiện làm được công việc như thế.
Hơn nữa, ông Tương cũng nhận định, để liên kết được thì không chỉ cần đến nỗ lực từ phía các DN mà cần sự vào cuộc, chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan chức năng và Hiệp hội. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn chưa tìm được phương án thực hiện khả thi và hiệu quả.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Bạc Liêu củng cố hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai
- ·Thêm ngân hàng triển khai cho vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác
- ·Viettel tiếp tục được công nhận là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Doanh nghiệp Việt lần đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain vào đấu giá trực tuyến
- ·Cùng "thắng" với EVFTA
- ·Trí tuệ nhân tạo sẽ là một trong những lĩnh vực Việt Nam sớm bắt kịp thế giới
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Đà Nẵng cùng FPT IS và Dell Technologies thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp FDI
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững
- ·Việt Nam nên tắt sóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần vàng cho công nghệ mới
- ·Lợi nhuận gần 5.500 tỷ đồng, HDBank tiếp tục chiến lược ngân hàng bền vững
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Doanh nghiệp F&B tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương, phát triển bền vững
- ·Một năm 'khuynh đảo thế giới' của ChatGPT nhanh chóng chiếm sóng ngành công nghệ
- ·Đầm Hà có nhiều chuyển biến tích cực từ chuyển đổi số
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·FPT Play và Công ty Cổ phần Thể thao Hà Nội