【hôm nay bóng đá】Cùng "thắng" với EVFTA
Nắm rõ cam kết để tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan thực hiện các FTA Còn dư địa trên "cao tốc" EVFTA EVFTA thúc đẩy đầu tư từ EU vào Việt Nam EuroCham: Bối cảnh kinh doanh của Việt Nam đang tươi sáng hơn |
Các doanh nghiệp cần khai thác cơ hội từ các FTA để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. |
Tạo thuận lợi cho gia tăng xuất khẩu
Ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ gia nhập WTO và AEC, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, EU là thị trường quan trọng nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam. Tất cả tập đoàn lớn của EU liên quan đến cà phê đều đã có mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước đây hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên chủ yếu trong khâu trồng, mua cà phê nhân chưa qua chế biến.
Với lộ trình giảm thuế theo EVFTA đối với cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các sản phẩm khác của cà phê xuống đến 0% tạo điều kiện cho khâu chế biến và nâng cao giá trị cũng như kim ngạch cà phê Việt Nam bán vào EU. Thời gian qua, những máy móc, thiết bị liên quan đến chế biến cà phê của EU đều có mặt tại Việt Nam bởi máy chính trong dây chuyền sản xuất thường được các doanh nghiệp nhập từ Đức, Đan Mạch… mới đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu đối với cà phê chế biến.
Chia sẻ về những cơ hội trong chuỗi liên kết xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp EU, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phúc Sinh Group cho rằng, hợp tác với EU tạo thuận lợi cho gia tăng xuất khẩu.
“Khi làm việc, chúng ta thấy rằng EU là một trong những nhà nhập khẩu đi đầu trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững. Nếu hợp tác với EU thì chúng ta có thể học hỏi và phát triển tốt so nguồn cung khác của thế giới”, ông Phan Minh Thông đánh giá và nhấn mạnh, khi xuất khẩu được vào EU thì chúng ta có thể xuất được rất nhiều thị trường khác trên thế giới. Bởi nhiều nhà nhập khẩu Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc cũng lấy tiêu chuẩn của EU.
Bên cạnh đó, khi có hiệp định với EU thì hệ thống ngân hàng, hay các tổ chức bảo hiểm, các công ty tài chính của EU cũng đi theo để cung cấp tín dụng cho các nơi mua hàng. Ví dụ Việt Nam mua hàng của EU thì chúng ta cũng có thể được hưởng lợi từ các hệ thống tín dụng đấy. Tuy nhiên, ông Phan Minh Thông cho rằng, khi làm với EU phải rất kỷ luật và cũng nhiều thách thức.
Đồng thời, EU cũng nổi bật về máy móc, công nghệ tốt, hiện đại. Chẳng hạn Phúc Sinh Group nhập khẩu các máy móc của EU, dùng máy móc đấy chế biến, sản xuất và xuất khẩu ngược lại sản phẩm sang EU. Điều đó mang lại lợi ích hai chiều. “Khi chúng ta sử dụng máy móc, thương hiệu từ EU thì dường như các công ty của châu Âu có vẻ dễ chấp nhận mình hơn, đặc biệt là những hàng chế biến sâu trong ngành thực phẩm. Hiện Phúc Sinh bán vào thị trường EU là lớn nhất, chiếm từ 45% đến 55% trên doanh thu khoảng 250 triệu USD”, đại diện Phúc Sinh Group nhấn mạnh.
Lợi ích “kép” từ liên kết, hợp tác
Ông Lương Văn Tự cũng cho rằng việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại là vấn đề cần được quan tâm. Chẳng hạn với ngành cà phê rất nhiều doanh nghiệp tự đầu tư máy móc, thiết bị và cần nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách. Nếu đầu tư vào nhà máy mà không vay trung hạn là không thể đầu tư được mà chỉ có lỗ.
“Đã đến giai đoạn phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mua công nghệ và tự đầu tư để phát triển, bởi nước ngoài không bao giờ ở lại vĩnh viễn. Con đường của những nhà đầu tư nước ngoài là tìm nơi an toàn, nơi có lợi nhuận, khi không còn an toàn, không còn lợi nhuận nữa thì họ phải tìm chỗ khác. Do đó, chúng ta chuẩn bị từ bây giờ để 10 - 15 năm nữa tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam phải vượt trên tỷ lệ của những nhà đầu tư nước ngoài, lúc đó chúng ta mới bền vững được”, ông Lương Văn Tự chia sẻ.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, liên kết hợp tác chuyển giao công nghệ Việt Nam – EU có lợi ích hai chiều. Nhiều doanh nghiệp EU đã tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn Piaggio, các thương hiệu xe máy Piaggio, Liberty có tỷ lệ nội địa hóa từ 80 đến 90%. Đây con số rất đáng đáng khích lệ, bởi vì với tỉ lệ nội địa hóa cao như vậy sẽ có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham gia chuỗi cung ứng của Piaggio. Hiện có khoảng gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đang là những thầu phụ cung cấp cho Piaggio. Tập đoàn Bosch cũng là một nhà sản xuất và chuyển giao công nghệ rất tốt, họ đã xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đào tạo cho các nhân nhân viên và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
“Đấy là những mô hình điển hình cho thấy rằng doanh nghiệp EU cũng rất quan tâm đến việc chia sẻ công nghệ hay nâng cao trình độ của công nhân Việt Nam, để từ đó có lợi ích hai chiều. Đối tác Việt Nam có tiêu chuẩn tốt, tiêu chuẩn cao và có nhân lực tốt thì rõ ràng họ cũng được lợi”, ông Ngô Chung Khanh chia sẻ.
Liên kết doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong kế hoạch thực hiện các FTA thế hệ mới, tuy nhiên theo ông Ngô Chung Khanh, thời gian qua hoạt động này triển khai chưa thực sự hiệu quả. Các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp EU chủ yếu vẫn ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Những kinh nghiệm kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp EU cần được chia sẻ, lan tỏa rộng rãi hơn nữa cho các tỉnh thành. Ông Ngô Chung Khanh thông tin, ngày 12/10 tới lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ chủ trì một hội nghị lãnh đạo các Sở Công Thương trên toàn quốc để rà soát lại, đánh giá lại việc thực thi và đặc biệt chia sẻ các kinh nghiệm đã thành công trong kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp EU nói riêng. Bên cạnh đó, những hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp châu Âu và doanh nghiệp Việt Nam gần nhau hơn, từ đó nâng tầm của các FTA lên.
(责任编辑:Thể thao)
- ·TS. Vũ Viết Ngoạn: Phải vượt qua ‘bẫy thu nhập trung bình’ để bứt phá kinh tế Việt Nam
- ·Việt Nam attends meetings between ASEAN and partners, supporting South China Sea rules
- ·Việt Nam suggests gender equality solutions at ASGP’s session
- ·Investment of $616m approved for public projects in capital city
- ·25 người tiếp xúc gần bệnh nhân thứ 17 có kết quả âm tính với Covid
- ·International voices to promote innovation & technology for empowerment of Vietnamese migrant women
- ·Việt Nam supports Japan’s initiatives towards net zero emissions: diplomat
- ·Việt Nam seeks stronger partnership with Spain
- ·Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi khu vực Bắc Bộ
- ·Legal expert speaks out over land use certificates
- ·Kỹ thuật trồng cây Lan Bình rượu mang vẻ đẹp quyến rũ, hút tài vận vào nhà
- ·Việt Nam supports Japan’s initiatives towards net zero emissions: diplomat
- ·Congratulations extended to newly
- ·Việt Nam, Spain seek measures to step up cooperation in various fields
- ·Bãi trông xe quanh di tích ‘nhan nhản’, ‘chặt chém’ giá ‘cắt cổ’
- ·Police forces of Việt Nam, Cambodia record fruitful cooperation in fight against crime
- ·Vice President meets with female ambassadors, chief representatives of international organisations
- ·National Assembly's external affairs achievements reviewed
- ·Đáp án môn Lý các mã đề 221, 222, 223, 224 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Việt Nam willing to join Spain in elevating strategic partnership: Deputy PM