【máy tính 88】Nỗ lực triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động
Quản lý hải quan hiện đại
Thực hiện VASSCM không chỉ là cụ thể hóa quy định của Luật Hải quan,ỗlựctriểnkhaiHệthốngquảnlýhảiquantựđộmáy tính 88 mà còn là bước đi quan trọng trong tiếp cận phương thức quản lý hải quan hiện đại, là giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Xác định tầm quan trọng đó, năm 2018, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Tổng cục Hải quan quyết liệt chỉ đạo thực hiện là mở rộng triển khai Hệ thống trên phạm vi toàn quốc.
Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết: VASSCM là chương trình ứng dụng CNTT lớn nhất toàn ngành trong vài năm gần đây kể từ sau khi hoàn thành Hệ thống VNACCS/VCIS (quý II/2014). VASSCM làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, giám sát hải quan.
VNACCS/VCIS giúp tự động hóa trong khai báo, thông quan hàng hóa, trong khi VASSCM giúp giám sát, quản lý các lô hàng XNK một cách nhanh chóng, tiện lợi và theo suốt được lịch sử vận chuyển lô hàng trong quá trình chịu sự giám sát hải quan thông qua phương thức điện tử thay cho cách thức thủ công của công chức Hải quan trước đây.
Dù có nhiều kinh nghiệm, năng lực nhưng quá trình thực hiện Hệ thống, lực lượng CNTT gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Bởi, so với VNACCS/VCIS, việc phát triển Hệ thống chỉ tập trung vào phía cơ quan Hải quan, các DN XNK ít phải nâng cấp, thay đổi hệ thống. Nhưng với VASSCM, đây là lần đầu tiên ngành Hải quan phải xây dựng một hệ thống kết nối với nhiều đối tượng DN khác nhau như: Kinh doanh kho, bãi, cảng ở cảng biển; kho hàng không; hãng tàu, hãng hàng không; DN XNK… Trong khi đó, hệ thống CNTT của không ít DN rất hạn chế, việc xây dựng, nâng cấp theo chuẩn để kết nối với hệ thống của cơ quan Hải quan mất nhiều thời gian. Một số DN có hệ thống CNTT tốt nhưng lại không đáp ứng theo chuẩn kết nối với cơ quan Hải quan… Có thể nói đây là phần việc lớn và nặng nề nhất.
“Như trường hợp DN kinh doanh cảng lớn ở Hải Phòng mở đầu cho việc kết nối, cơ quan Hải quan phải hỗ trợ thiết kế lại cả quy trình nghiệp vụ của DN cũng như xây dựng hệ thống CNTT. Trong khi với DN kinh doanh cảng lớn nhất khu vực TPHCM và cả nước là Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn- đơn vị quản lý, kinh doanh cảng Cát Lái, dù có hệ thống CNTT phát triển nhưng địa bàn Cát Lái có lưu lượng hàng hóa, số lượng DN XNK lớn nên việc thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn”- Phó Cục trưởng Lê Đức Thành nói.
Với số lượng DN kinh doanh kho, bãi, cảng lớn tập trung trên nhiều địa bàn trong phạm vi toàn quốc, vì vậy, ngành Hải quan đã ưu tiên triển khai VASSCM trước cho những DN, đơn vị Hải quan có tần suất giao dịch, lưu lượng hàng hóa XNK lớn; mức độ sẵn sàng cao về hệ thống CNTT; triển khai đồng bộ từ cảng đến các kho, bãi đảm bảo sự gắn kết giữa các khâu nghiệp vụ trong việc giám sát vận chuyển hàng hóa.
Để đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc, Tổng cục Hải quan khẩn trương hoàn thiện các chức năng trên Hệ thống theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra; đồng thời hỗ trợ xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn của các đơn vị trong quá trình triển khai; đảm bảo hệ thống được vận hành thông suốt, an ninh, an toàn.
Mặt khác, Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về triển khai Hệ thống cho khoảng 400 cán bộ, công chức thuộc 35 cục hải quan địa phương và khoảng 300 DN kinh doanh kho, bãi, cảng biển, cảng hàng không, địa điểm chịu sự giám sát của Hải quan.
Theo Cục CNTT và Thống kê hải quan, đến đầu tháng 12, cả nước có 25/35 cục hải quan địa phương triển khai hệ thống với 65 chi cục hải quan với 276 DN kinh doanh kho, bãi, cảng.
Dù chưa phủ sóng hết trên phạm vi cả nước, nhưng với kết quả năm 2018, có thể thấy VASSCM đã cơ bản được thực hiện thành công ở các địa bàn XNK quan trọng nhất của cả nước như Hải Phòng, TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng…
Cảng Cát Lái. Ảnh: Huy Khâm. |
Tạo sự đồng bộ trong quản lý
Đúc kết về bài học thành công trong quá trình triển khai vừa qua, ông Lê Đức Thành cho rằng, quan trọng nhất là khâu chuẩn bị. Với cơ quan Hải quan là sự chuẩn bị về mặt CNTT (phần cứng, phần mềm), nội dung thứ hai là xây dựng quy trình nghiệp vụ, xây dựng tài liệu, đào tạo, tập huấn… Bên cạnh đó, các cục hải quan địa phương phải lựa chọn công chức có kinh nghiệm ở bộ phận giám sát kho, bãi, cảng để tập huấn về quy trình nghiệp vụ, về hệ thống CNTT. Đặc biệt phải được tập huấn cả về quy trình quản lý của DN kinh doanh kho, bãi, cảng tại địa bàn quản lý- đây là điểm mới so với việc thực hiện các hệ thống CNTT trước đây (chỉ nắm bắt quy trình của cơ quan Hải quan).
Về phía đối tác của cơ quan Hải quan, từng loại hình DN cũng có những bài học đúc rút riêng. Đối với DN kinh doanh kho, bãi, cảng, phải nghiên cứu quy trình của cơ quan Hải quan để sửa đổi quy trình quản lý (của DN) nếu cần, để thống nhất, phù hợp với yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan. Sau khi có quy trình chuẩn, DN sẽ xây dựng hệ thống CNTT phù hợp. Mặt khác, DN kinh doanh kho, bãi, cảng phải tạo được các dịch vụ cung cấp thông tin về tình trạng lô hàng cho DN XNK, giúp (DN XNK) chủ động được về thời điểm giao/nhận hàng hóa phù hợp.
Đối với DN XNK, để tham gia hiệu quả, khi thực hiện thủ tục hải quan phải khai báo chính xác theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Đơn cử như khai chính xác số vận đơn, ngày tàu đến (ngày phương tiện vận tải đến cảng)… để việc thực hiện thủ tục và thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng.
Đối với hãng vận tải, phải cung cấp đầy đủ cho cơ quan Hải quan thông tin về Manifest (bản lược khai hàng hóa) chính xác, kịp thời…
Ngoài những yếu tố kể trên, để thúc đẩy thực hiện thành công Hệ thống chính là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng cục Hải quan. Trong năm 2018, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã trực tiếp chủ trì nhiều buổi làm việc để đốc thúc triển khai VASSCM. Điển hình như Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn chủ trì Hội nghị đẩy mạnh thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động trên phạm vi cả nước (ngày 9/8/2018) và nhiều cuộc làm việc trực tiếp tại TPHCM để chỉ đạo triển khai Hệ thống tại cảng Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất…
Triển khai mở rộng VASSCM không chỉ là một sự kiện nổi bật của ngành Hải quan năm 2018, mà còn là bước tiến lớn về ứng dụng CNTT trên tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, góp phần quan trọng vào giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiện thực hóa chủ trương thực hiện Chính phủ điện tử trong lĩnh vực hải quan.n
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vàng hôm nay 25/2: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng cao chót vót
- ·Đã thả nuôi gần 5.900ha cá ruộng
- ·Giá gạo đẩy CPI tháng 2 tăng 3,98%
- ·Khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công tương đương cùng kỳ
- ·Nhượng quyền hướng khởi nghiệp: Nên hay Không nên?
- ·Gỡ khó cho thị trường bất động sản
- ·Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân về xây dựng NTM
- ·Chủ động trước thiên tai
- ·'Siêu thị mini 0 đồng' hỗ trợ hàng ngàn người dân khó khăn dịp cận tết
- ·Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng phát triển
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/10/2023: Phập phồng lo xăng trong nước tăng
- ·Giải ngân cho 44 hộ vay
- ·Phấn khởi với vụ lúa Thu đông
- ·Khánh thành Cảng Tàu khách Côn Đảo
- ·Tôi phải lòng chàng nhân viên trẻ
- ·Vì sao gói 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội "bị ế"?
- ·Quyết tâm hoàn thành mục tiêu thu thuế
- ·Hậu Giang
- ·Lỡ qua trưa với tình cũ
- ·Kinh doanh online nợ thuế có thể bị cấm xuất cảnh