【kết quả bóng đá cúp anh】Đừng “bỏ trứng vào một giỏ”
Rủi ro thường trực
Nhìn vào số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan,Đừngbỏtrứngvàomộtgiỏkết quả bóng đá cúp anh trong năm 2013, một số ngành XK của nước ta chưa có sự phân bố đều giữa các thị trường XK. Với ngành cao su, Trung Quốc vẫn là đối tác chính chiếm đến 47% lượng cao su XK của cả nước.
Tổng lượng hạt điều Việt Nam XK vào 2 thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm tới 51,2% lượng điều XK của cả nước. Cũng trong năm 2013, trị giá XK hàng dệt may trong cả nước là 17,95 tỷ USD, nhưng riêng thị trường Hoa Kỳ đã đạt 8,61 tỷ USD. Trị giá nhóm hàng giày dép XK sang thị trường chính là Hoa Kỳ đạt 2,96 tỷ USD, chiếm 35,2% tổng kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước, tiếp đó đến thị trường EU với 2,63 tỷ USD.
Tình trạng lệch trong bản đồ XK của DN Việt Nam được tái diễn trong 8 tháng đầu năm 2014, khi mà lượng cao su XK sang Trung Quốc chiếm đến 41%, 2 thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn NK lên tới 49% lượng điều XK của cả nước. Cùng kỳ, tổng kim ngạch XK nhóm mặt hàng dệt may sang Hoa Kỳ đã đạt 6,5 tỷ USD trong tổng số 13,61 tỷ USD toàn ngành.
Tính chung, 4 thị trường là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm tới 85,3% tổng trị giá XK hàng dệt may của cả nước. Với giày dép các loại, kim ngạch XK sang thị trường EU đạt 2,33 tỷ USD chiếm 34,9% kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước, tiếp theo mới đến các thị trường Hoa Kỳ (2,13 tỷ USD), Nhật Bản (354 triệu USD), Trung Quốc (334 triệu USD)…
Như vậy, có thể thấy các DN Việt Nam vẫn chưa thực sự đa dạng hóa thị trường, trong khi, các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đặt ra yêu cầu về chất lượng hàng hóa rất cao, chỉ cần một sai sót nhỏ hàng XK cũng có thể bị trả về, thậm chí DN bị “cấm cửa” tại thị trường đó. Các nguyên nhân mà DN gặp phải rủi ro dù chủ quan hay khách quan thì cũng đều là những rủi ro khó có thể lường trước được.
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương, mặc dù thị trường hiện tại mà DN đang XK có thể dễ dàng làm ăn, nhưng như vậy là DN đang tự buộc số phận mình vào một thị trường và một khách hàng, nhất là trong điều kiện thị trường thế giới nhiều biến động như hiện nay, có thể chỉ trong một đêm, DN sẽ bất ngờ bị đẩy vào thế bất lợi.
Theo đại diện Công ty cổ phần Saigon Food, thị trường chính của Saigon Food là Nhật Bản, với khoảng 20 triệu USD/năm, các thị trường khác gần như không đáng kể. Thị trường Nhật Bản rất khó tính, đòi hỏi yêu cầu sản phẩm NK rất cao, điều này tỷ lệ thuận với rủi ro mà DN gặp phải. Tuy nhiên, các mặt hàng XK của công ty là cá hồi, tôm… lại phù hợp với thị trường này nên vẫn lấy Nhật Bản làm thị trường XK chính.
Cũng tình trạng tương tự, bà Đặng Thị Trúc Lan Chi, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến (Bến Tre) cho biết, DN cũng đang cố gắng mở rộng thêm các thị trường khác như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản… nhưng đây đều là những thị trường mới lạ nên DN chưa quen, vẫn đang tiến hành thăm dò để đưa ra phương án kinh doanh hợp lý. Một số thị trường đã đưa được hàng XK lại phải qua trung gian. Chính vì thế, công ty vẫn lấy Trung Quốc làm thị trường chính khi chưa thấy những rủi ro gì từ thị trường này.
Tuy hiểu được những rủi ro có thể gặp phải nếu chỉ XK vào một thị trường, đại diện của Saigon Food vẫn “lạc quan” khi cho rằng, chính vì phía Nhật Bản có những yêu cầu cao nên DN phải đầu tư máy móc, thiết bị để đáp ứng. Như vậy, nếu Saigon Food muốn mở rộng sang thị trường mới, thì các vấn đề về chất lượng hàng hóa, quy định quốc tế sẽ không còn khó khăn.
DN cần đổi mới
Trao đổi về vấn đề này, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường bao giờ cũng gây ra rủi ro nên DN phải đa dạng hóa thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đang trở nên bức thiết hơn cả khi Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do với quốc tế, đây chính là cơ hội nhưng cũng có thể mang lại rủi ro nếu DN không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Việc DN chỉ tập trung vào một thị trường được ví von như “bỏ trứng vào một giỏ”. PGS.TS Phạm Tất Thắng rất không đồng tình với cách làm này, theo ông, thế giới có rất nhiều thị trường tiềm năng nên DN phải tìm tòi và mở rộng. Tất nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi DN phải có sự quyết tâm, phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh lâu dài. Chính vì thế, các DN có thể liên kết phối hợp với nhau trong một số khâu khi XK để giảm tải chi phí, làm quen với các đối tác, tạo điều kiện đẩy nhanh cơ hội phát triển thị trường.
Hiện nay, sự hội nhập sâu rộng với thế giới giúp DN Việt Nam mở rộng thêm nhiều thị trường giàu tiềm năng khác như: Châu Phi, châu Úc, Trung Đông, Đông Âu… Theo ông Thắng, hiện DN nước ta vẫn đang bị rơi vào tình trạng “ăn đong”, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt. Nhiều DN còn “ngại” mở rộng vì sang thị trường mới là họ phải đi thăm dò, xây dựng các mối quan hệ từ đầu. Bên cạnh đó, những thị trường xa xôi như châu Phi, Trung Đông còn vướng phải những khó khăn như chi phí vận chuyển cao, phương thức thanh toán, giao dịch lạc hậu…
Tiêu biểu như Công ty TNHH XNK nông sản Thăng Long (Agrithanglong), bên cạnh Trung Quốc, DN đã và đang thâm nhập vào thị trường châu Phi. Đây là một thị trường giàu tiềm năng với số lượng hàng cần mua nhiều, không yêu cầu quá cao về chất lượng, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, bà Vi Thanh Hồng, đại diện của Agrithanglong cho biết, kinh tế châu Phi chưa phát triển nên hệ thống ngân hàng nghèo nàn, chưa liên thông quốc tế, hàng hóa phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, điều này gây trở ngại cho DN, mỗi khi XK hàng lại phải có người đi theo để thực hiện thanh toán.
Mặc dù vậy, Agrithanglong cũng như nhiều DN khác vẫn cố gắng khắc phục để đi sâu hơn nữa vào những thị trường non trẻ nhưng giàu tiềm năng này. Thực tế cho thấy, thị trường nào cũng có những khó khăn và thuận lợi, điều quan trọng là các DN tìm ra được giải pháp và hướng đi hợp lý thì sẽ tự tạo cho mình khả năng chiếm lĩnh và đứng vững tại thị trường đó.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Tiếp tục ‘nới lỏng’ các quy định mã vạch nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
- ·Tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra lượng carbon hữu cơ trong nước uống
- ·Cao su Phú Riềng: Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Đưa nội dung Năng suất trong bối cảnh chuyển đổi số vào chương trình đào tạo thạc sỹ AMBA
- ·Giá trị đặc biệt của điện Thái Hoà vừa được trùng tu
- ·Chính thức khởi động Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 2020
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Giảm 50% phí xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài có hiệu lực từ 26/5
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu
- ·Đến năm 2025, 100% chất thải nguy hại sẽ được xử lý đạt quy chuẩn môi trường
- ·Phát triển hàng hóa chủ lực: Điểm sáng từ địa phương
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 tại Shinmeido
- ·Nafoods Group
- ·Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thực hiện QCVN về thép không gỉ
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức cao nhất