【nhận định giải ý】Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá'' Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn |
Bằng mọi giá thế giới không thể thiếu chip
Thông tin tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn,ệtNamchỉcóthángchớpquotthờicơvàngquotvớicôngnghiệpbándẫntoàncầnhận định giải ý chiều 24/4, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình nói: Trong buổi gặp với Đại sứ Mỹ, Đại sứ Nhật Bản, Đại sứ Singapore mới đây, các bên chỉ ra, Việt Nam có 18 tháng để nắm bắt thời cơ với công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Bởi bằng mọi giá thế giới không thể thiếu chip.
"Chúng ta phải tính thời gian 18 tháng bằng cách tiệm cận và đột phá"- Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh và chỉ ra: Ông Jensen Huang – CEO NVIDIA khi đến Việt Nam có nói: Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn. Trong 18 tháng phải thể hiện: Việt Nam không phải có cơ hội mà còn cam kết với cơ hội đó.
Cam kết giống như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói: Việt Nam phải là hub (trung tâm) nhân lực. Vậy làm thế nào để thành hub nhân lực ngay lập tức? Trước nhu cầu quá lớn về ngành này, cần chứng minh rằng, Việt Nam có sinh viên sẵn sàng theo học.
Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành Got It phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Đề xuất đóng góp cho Đề án để làm sao nguồn nhân lực chúng ta tạo ra thực sự có giá trị và thu hút được cơ hội tốt cho Việt Nam, ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành Got It cho hay, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đã bắt đầu xây dựng mạng lưới những chuyên gia người Việt ở nước ngoài. Đây là một chiến lược ngắn hạn rất thông minh.
Bên cạnh đó, theo ông Hùng Trần, cần có chương trình đào tạo dài hạn. Phải có những chương trình đào tạo cho học sinh từ cấp 1, cấp 2. Khi muốn có những người giỏi, những kỹ sư có thể thiết kế được, phải có học sinh thật tốt ngay từ khi còn bé chứ không thể đến khi người ta bảo học mới bắt đầu đào tạo.
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Chính phủ, hợp tác với các đơn vị ở trong nước để Việt Nam tận dụng những cơ hội này. Chúng ta không thể chờ mãi được mà phải tiến hành ngay. Nếu có các công việc cụ thể, đội ngũ người Việt làm việc ở nước ngoài rất sẵn sàng hợp tác để tận dụng được cơ hội này" - Giám đốc điều hành Got It nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Đối với ngành giáo dục và đào tạo, chúng tôi xác định đây là trách nhiệm và sứ mệnh lớn của ngành, là cơ hội để phát triển các trường đại học".
Hiện nay, trong các trường đại học, hai nhóm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin có số sinh viên đang đào tạo bậc cử nhân và kỹ sư là 131.000, bậc thạc sĩ là 5.500 người, và có hơn 400 nghiên cứu sinh. Đây là con số rất quan trọng, cho thấy Việt Nam đã có nền tảng.
"Nếu chúng ta điều phối tốt thì có số này sẽ đem đến sự đột biến khá nhanh chóng. Trước mắt, trên cơ sở số nhân lực này, chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp FDI. Do đó, việc chuyển đổi trong mô hình ngắn hạn là thích hợp và có thể cung cấp được nguồn lực nhanh chóng mà doanh nghiệp cần" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ ra.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Sơn, con số này chỉ là tiềm năng, còn thực tế thì rất biến hóa. Bởi vì số nhân lực đào tạo trong lĩnh vực điện tử thì một số chưa tốt nghiệp, nhưng năm cuối đã được các doanh nghiệp đón đi làm.
6 yếu tố then chốt thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng ngành công nghiệp bán dẫn
Ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng, bên cạnh việc đào tạo ngắn hạn, cũng phải tính đến việc đào tạo chính quy đúng ngành một cách dài hạn. Đồng thời cũng phải tính rất sát đến nhu cầu sử dụng lao động thực của các doanh nghiệp. Nếu tính không đúng sẽ dẫn đến cung - cầu lệch nhau.
Mặt khác, đào tạo chính quy chuyên sâu và dài hạn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch thì phải tính đến mục tiêu dài hạn, mang tầm quốc gia.
Các công việc mà ngành giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai là đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn, đã kết nối các mạng lưới cơ sở giáo dục đại học để hợp tác với các doanh nghiệp, tìm kiếm các đối tác quốc tế...
Vào thời điểm này, các trường đại học có hai lợi thế. Đó là các trường đại học đã bước vào giai đoạn tự chủ cao, nên việc mở ngành, hợp tác với các đối tác quốc tế khiến cho các trường hoạt động năng động.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Từ năm 2022 đến nay, nhiều trường đại học đã ký kết với nhiều đối tác quốc tế, các nước để trao đổi chuyên gia. Chính sự năng động và tự chủ của các trường đại học là một lợi thế rất lớn ở thời điểm này.
Đặc biệt, không chỉ có các trường đại học công lập, mà còn có sự tham gia của các trường đại học ngoài công lập. Đây là sự đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết nối với các tập đoàn, các tổ chức trong nước và quốc tế, và bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo chỉ đạo của Thủ tướng) đang hoàn thiện và sắp tới trình Thủ tướng đề án phát triển nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật chất lượng cao, trong đó có lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Bộ còn được giao thiết kế, xây dựng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học, vật liệu, nhiên liệu mới... Trong đề án này, Bộ sẽ giải bài toán tổng thể như một số nhà khoa học đã nêu là cần các phòng thí nghiệm có tính chất liên ngành cả cơ bản và chuyên sâu.
"Về việc này, chúng tôi đang xem xét về trang thiết bị sao cho hệ thống này phải phục vụ tổng thể cho nhiều lĩnh vực công nghệ cao, chứ không chỉ dành riêng cho một lĩnh vực"- ông Nguyễn Kim Sơn nói.
Bộ cũng đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tích cực tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch bán dẫn cho năm học 2024 này. Hiện nay, các trường đại học dự kiến quy mô tuyển sinh 4.000 kỹ sư, 750 thạc sĩ, 60 nghiên cứu sinh và dự kiến sẽ đào tạo bồi dưỡng để chuyển đổi ít nhất 1.700 người.
Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, nhân lực tham gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn thì trình độ kỹ sư mới chỉ là bước đầu. Còn việc thiết kế vi mạch bán dẫn lại đòi hỏi trình độ thạc sĩ và cao hơn nữa.
Các đại biểu tham dự hội nghị. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chúng tôi cũng đang ưu tiên cho giảng viên đi học trình độ tiến sĩ ở lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Và hiện nay các trường đã cử hơn 100 lượt giảng viên đi học ở các cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này.
Có thể nói ở thời điểm này, các trường đại học đã nhập cuộc một cách chủ động, tích cực, sẵn sàng, với tinh thần quyết tâm rất cao.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 6 yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng đào tạo ở lĩnh vực này. Đó là sẽ có nhiều sinh viên giỏi theo học lĩnh vực này; chương trình đào tạo và nguồn tài liệu sẽ được cập nhật thường xuyên và hiện đại; có đủ nguồn lực giảng viên có trình độ và kỹ năng cao; có đủ hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại cho các môn học; có sự hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp và các trường đại học nước ngoài để giúp nâng cao tính thực tiễn trong quá trình học của sinh viên; gắn kết đào tạo giữa nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, các chương trình đào tạo tài năng, các chương trình đầu tư trọng điểm. Nếu các chương trình này được phê duyệt thì sẽ tạo được sự đột biến căn bản về số lượng và nâng cao chất lượng trong việc đào tạo nguồn nhân lực này.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·TP.HCM: Phát hiện số lượng lớn khẩu trang, cồn sát khuẩn có dấu hiệu giả mạo
- ·Nguyễn Văn Ngọc
- ·Quy định mới về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 350.000 tấn điều nhân
- ·Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ dậy sóng, từ 9,61% lên 13%
- ·Thành lập HTX sản xuất tiêu sạch bền vững Hưng Phước
- ·Chương trình hợp tác phát triển kinh tế
- ·Toạ đàm Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 1930
- ·Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc sử dụng thuốc Molnupiravir
- ·Thủ tướng chỉ thị đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con người có công
- ·Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·5 mục tiêu và 5 nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế
- ·Bộ Tài chính đề xuất giảm phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 10 chỗ
- ·Từ 1/2022, hơn 3 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp
- ·Giá vàng hôm nay 17/9: Vọt lên từ mức thấp nhất trong 29 tháng qua
- ·Các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh
- ·20 tỉnh Nam bộ và TP HCM thúc đẩy hợp tác thương mại
- ·Không ngừng vun đắp quan hệ Việt Nam
- ·Bổ nhiệm Nhà báo Phan Bá Mạnh làm Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu
- ·650 suất quà “Tết sum vầy” cho người lao động