【hang 2 tay ban nha】Việt Nam đã cơ bản hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế
Đáp ứng đúng lộ trình
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được coi là diễn đàn hợp tác kinh tế đáng chú ý nhất của ASEAN. Mục tiêu của AFTA là thúc đẩy tự do hóa thương mại và tăng cường đầu tư trong khu vực thông qua việc cắt giảm và tiến đến bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại các nước thành viên.
Công cụ chính của AFTA là Chương trình ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT).
Mức độ và tiến độ cắt giảm thuế quan có khác nhau giữa các loại hàng hóa, phân chia theo 5 danh mục.
Ngoài việc cắt giảm thuế quan, bên cạnh đó còn có những nội dung hợp tác quan trọng khác của AFTA bao gồm các biện pháp tháo bỏ hàng rào phi thuế quan, các quy định quản lý ngoại tệ, quy trình và các phương pháp đánh giá hải quan chung.
Theo chuyên gia của Bộ Tài chính, hiện tại, Việt Nam đã trở thành thành viên của 8 FTA song phương và đa phương, gồm: FTA ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - Niuzilân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Nhật Bản và Việt Nam - Chi lê.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đang xúc tiến đàm phán ký kết FTA Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh Hải quan, Việt Nam - Ấn Độ, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và đáng chú ý là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Riêng việc cắt giảm thuế trong WTO được thực hiện theo lộ trình 12 năm (từ 11/1/2007 đến 11/1/2019), theo đó thuế suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019, nhưng đến đến năm 2011 mức thuế bình quân giản đơn của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đã xuống còn 10,47%.
Tiếp đó, năm 2012 Việt Nam cắt giảm thêm 945 mặt hàng theo lộ trình cam kết WTO. Đến năm 2013, mức thuế suất bình quân của cả biểu thuế chỉ còn khoảng 10,32%. Như vậy, ngoài một số ít các mặt hàng nhạy cảm như ô tô có lộ trình đến năm 2019, về cơ bản hiện nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết trong các FTA khác. Đến thời điểm 1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi thuế nhập khẩu đối với 8 FTA đã ký kết, trong đó ít nhất là Hiệp định ASEAN - Ấn Độ thực hiện được 3 năm và nhiều nhất là Hiệp định ASEAN đã thực hiện được 14 năm.
Nhiều dòng thuế được cắt giảm
Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa hầu hết là trên 85% số dòng thuế. Cho đến thời điểm năm 2014, nhiều FTA đã bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu, ví dụ như FTA ASEAN, ASEAN- Trung Quốc và ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản; trong đó, mức độ cam kết của Việt Nam trong FTA ASEAN cao nhất với tỷ lệ cam kết đến năm 2015, khoảng 93% số dòng thuế có mức thuế suất 0% và 7%, dòng thuế còn lại sẽ có mức thuế suất 0% vào thời điểm 1/1/2018, ngoại trừ một số ít mặt hàng nông sản, một số mặt hàng trong trong nhóm ô tô và xăng dầu.
Các Hiệp định khác như ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ mức thuế suất bình quân năm 2016 giảm đáng kể, chỉ còn ở mức 6%; 7% và 8% so với mức tương ứng năm 2014 là 8%; 8% và 9%.
Năm 2018 là thời điểm thách thức với các DN trong nước, khi mà thuế nhập khẩu trong FTA ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc đã cắt giảm phần lớn xuống 0%. Song song với đó, hiện tại Việt Nam vẫn đang đàm phán các FTA mới như Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP), và FTA với Liên minh Hải quan.
Như vậy, việc kết thúc và đi đến ký kết các FTA mới dự kiến cũng sẽ phát sinh các nghĩa vụ thực hiện các cam kết về cắt giảm và xóa bỏ thuế quan ở giai đoạn sau năm 2015.
Thách thức đối với doanh nghiệp
Với xu hướng cam kết mở cửa thị trường hàng hóa ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với những thách thức đối với các DN ngày càng lớn, đó là sức ép về cạnh tranh, về khả năng tận dụng lợi ích từ FTA mang lại.
Hiện tại, mức độ hưởng ưu đãi thuế từ các FTA chỉ khoảng 20% tổng hàng hóa nhập khẩu, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Trong khi đó, lợi ích của DN Việt Nam thu được từ việc thực hiện các FTA thời gian qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.
Khả năng cạnh tranh của DN còn hạn chế, chưa khai thác cơ hội về đầu tư, tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng và tiếp cận thị trường xuất khẩu. Quy mô doanh nghiệp nhỏ trong hầu hết các ngành, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tuân thủ các quy định, chủ động trước thời cơ và thách thức. Bên cạnh đó, thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn, doanh nghiệp cần khai phá mảng thị trường nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh./.
Khánh Huyền
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Quốc hội thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2019
- ·Gửi niềm tin và tình yêu cuộc sống qua từng trang viết
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về phương án xử lý vụ bằng giả tại Đại học Đông Đô
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Thủ tướng: Khó phát triển nếu không hội nhập và liên kết
- ·Linh hoạt chính sách ứng phó Omicron
- ·Chống tham nhũng sẽ tiếp tục làm mạnh
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 145 phát hành ngày 3/12/2020
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Diễn đàn “Thương hiệu quốc gia với truyền thông và cộng đồng”
- ·Tăng cường liên kết khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước
- ·Châu Á vật lộn với đợt bùng phát mới Covid
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Vũ Cát Tường “góp vui” mùa cưới 2024 bằng bản tình ca Chỉ Cần Có Nhau
- ·Câu chuyện ký ức của những người miền Nam trên đất Bắc
- ·TPHCM gần 170.000 học sinh, sinh viên nghỉ học do Covid
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·VDPF 2015: Hướng tới cạnh tranh và tăng trưởng toàn diện, bền vững