【cup c2 hom nay】Thách thức chờ đón tân Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Chính trị gia chuyên nghiệp
Ông António Guterres sinh ngày 30-4-1949 tại thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha). Ông theo học ngành kĩ sư và vật lý tại Instituto Superior Técnico,áchthứcchờđóntânTổngThưkýLiênhợpquốcup c2 hom nay Đại học Lisbon và tốt nghiệp năm 1971. Năm 1974, ông gia nhập đảng Xã hội và trở thành chính trị gia chuyên nghiệp.
Năm 1995, ba năm sau khi được bầu làm Tổng Thư ký đảng Xã hội, ông Guterres được bầu làm Thủ tướng Bồ Đào Nha và giữ cương vị này cho đến năm 2002. Lên nắm quyền trong bối cảnh Bồ Đào Nha có tỷ lệ nghiện ngập gia tăng đáng báo động, ông đã giúp giảm tỷ lệ nghiện xuống mức thấp hơn 5 lần so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Số ca nhiễm HIV mới hàng năm cũng đã giảm 95%. Ông cũng có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như giải quyết khủng hoảng ở Timor Leste…
Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng châu Âu năm 2000, ông đã lãnh đạo thông qua “Chương trình nghị sự Lisbon” và đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Âu-Phi đầu tiên. Sau đó, ông Guterres đã vươn ra tầm thế giới. Nhờ nói thông thạo nhiều ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp), ông Guterres được giới ngoại giao quốc tế chú ý và trở thành người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) từ năm 2005 -2015.
Trên cương vị người đứng đầu UNHCR, ông Guterres được ghi nhận có nhiều nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình đấu tranh để buộc các nước giàu nhất phải giúp đỡ nhiều hơn cho những nước mà người dân phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn những cuộc xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ông đã dẫn dắt cơ quan này vượt qua cuộc khủng hoảng tị nạn do các cuộc xung đột sắc tộc lớn xảy ra ở Syria, Afghnistan, Iraq, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi hay Yemen. Ông đã kêu gọi nhiều quốc gia châu Âu hỗ trợ người di cư vượt qua cơn khủng hoảng. Ông cũng chứng tỏ được với các nhà lãnh đạo thế giới rằng ông sử dụng tiền của họ một cách có hiệu quả với nhiều động thái như cắt giảm 20% nhân viên của UNHCR tại Geneva và ưu tiên chi tiêu hiệu quả.
Ông Antonio Guterres đã thể hiện mình hội đủ các tiêu chí mà giới ngoại giao đặt ra để trở thành người lãnh đạo LHQ trong thời kỳ khó khăn như: cá tính mạnh mẽ, có uy tín và khả năng huy động, truyền cảm hứng cho lãnh đạo thế giới.
Nhiều khó khăn đang chờ đợi Tổng Thư ký thứ 9 của LHQ
Trước hết, ông Guterres sẽ phải tìm kiếm sự đồng thuận ở mức độ nào đó tại HĐBA về biện pháp giải quyết cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm qua ở Syria. Theo quan điểm của ông Guterres, đã tới lúc các quốc gia cần phải vượt qua những khác biệt xung quanh cách thức chấm dứt cuộc chiến Syria. Ông cho rằng: “Điều quan trọng hơn cả là phải đoàn kết bất luận đang tồn tại những khác biệt như thế nào. Đã tới lúc cần phải đấu tranh vì hòa bình".
Bên cạnh đó, ông Guterres cũng sẽ phải tăng cường can dự để giải quyết triệt để cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, giám sát chặt chẽ thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran, cũng như tìm kiếm giải pháp cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, di cư và kiểm soát biên giới cũng đòi hỏi LHQ phải có cái nhìn tổng thể hơn, gắn với những thách thức an ninh.
Tuy nhiên, có lẽ thách thức lớn nhất đối với tân Tổng Thư ký là việc phải gây dựng lại sự đoàn kết trong đại gia đình LHQ. Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, chưa bao giờ cơ quan đa phương lớn nhất toàn cầu này rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết như hiện nay. Theo ông Guterres, một nền “ngoại giao hòa bình” mới đòi hỏi phải tiếp xúc ngoại giao kín đáo và "con thoi" giữa các bên chủ chốt trong các cuộc xung đột và tranh chấp. Do đó, Tổng Thư ký LHQ cần phải “hành động với sự khiêm nhường để cố gắng tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể đến với nhau và vượt qua những khác biệt”...
Ngoài ra, ông Guterres cũng sẽ phải điều hành Ban Thư ký LHQ với khoảng 40.000 người cùng ngân sách hàng năm là 13 tỷ USD nhưng thường xuyên bị chỉ trích là hoạt động còn quan liêu và chưa hiệu quả. Nhiệm kỳ tới của ông Guterres sẽ là giai đoạn các quốc gia thành viên LHQ thực thi 17 mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 để hướng đến một thế giới an ninh, thịnh vượng "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Với những thách thức lớn như vậy, sự thành công được cho là không chỉ phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân ông Guterres, mà còn ở 5 Ủy viên thường trực có quyền phủ quyết tại HĐBA. Trong bối cảnh nội bộ Hội đồng Bảo an hiện vẫn tồn tại những bất đồng khi Nga và Mỹ - hai thành viên thường trực có quyền phủ quyết - vẫn thường phủ quyết các nghị quyết liên quan đến vấn đề Syria, cho thấy sứ mệnh gắn kết của ông Guterres sẽ có nhiều thách thức.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·MỘT GIỌT NGƯỜI
- ·148 cán bộ nhân viên điện lực hiến máu mùa dịch COVID
- ·Ông Kim Jong Un muốn quân đội Triều Tiên sẵn sàng đối phó hành động khiêu khích
- ·Kiểm soát tích cực, truy vết kịp thời
- ·"Chiến tranh kinh tế" giữa CH Sudan và Nam Sudan?
- ·Đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID
- ·Trưa 20/5, Việt Nam có thêm 44 ca mắc cộng đồng, riêng Bắc Giang 26 ca
- ·Giá vàng hôm nay 28/1: Vàng đồng loạt kéo nhau giảm nhẹ cuối tuần
- ·Con u não, cha bế tắc vì không còn khả năng vay tiền chữa bệnh
- ·Sáng 22/6, Việt Nam có 47 ca mắc mới COVID
- ·Luật giao thông: cấm người có chất ma túy trong cơ thể
- ·Handle corruption cases soon: Parader
- ·Quan chức Paraguay bị bãi nhiệm vì ký thỏa thuận với quốc gia không có thật
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 3/7/2024: Tiếp tục giảm nhẹ tại miền Nam và miền Trung
- ·Tấm lòng của bạn đọc tiếp thêm sức mạnh cho những hoàn cảnh khó khăn
- ·Handle corruption cases soon: Parader
- ·Lời cảnh tỉnh từ vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy
- ·Nga chuyển hệ thống phòng không S
- ·MƯA THÁNG MƯỜI HAI
- ·Sáng 11/6, Việt Nam 51 ca mắc COVID