【mã kèo nhà cái】"Chiến tranh kinh tế" giữa CH Sudan và Nam Sudan?
Tổng thư ký Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan cầm quyền ở Nam Sudan Pagan Amum cho rằng, Chính phủ Khartoum đã vi phạm một thỏa thuận quy định không được phát hành tiền mới trong vòng sáu tháng sau khi Nam Sudan công bố đồng tiền của họ. Theo ông, động thái này sẽ khiến cho Chính phủ Nam Sudan bị tổn thất ít nhất 700 triệu USD, gây thêm khó khăn cho Nam Sudan trong bối cảnh đất nước non trẻ và chưa phát triển này bắt đầu phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản như giáo dục, y tế, nước và điện của hơn 8 triệu dân.
Ông Amum nhấn mạnh: "Chính phủ Sudan thực sự đã tuyên bố và tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế chống lại nước Cộng hòa Nam Sudan mới được thành lập. Đây là một hành động thù địch. Động thái này đi ngược lại mong muốn và hy vọng của tất cả chúng tôi rằng Nam Sudan và Sudan sẽ là hai nước độc lập, là hai láng giềng tốt, hợp tác với nhau trong tất cả các lĩnh vực".
Ông Amum cho biết, nhiều người ở Nam Sudan vẫn đang giữ đồng pound trước đây của Sudan, và Chính phủ Sudan đã tuyên bố rằng những đồng tiền đó không còn là đồng tiền pháp định. Ông nói: "Việc CH Sudan phát hành tiền mới nhằm ngụ ý rằng, đồng pound trước đây của Sudan không còn là đồng tiền pháp định và Ngân hàng Sudan không chịu trách nhiệm về đồng tiền mà trước đây họ đã phát hành".
Rabie A. Atti, người phát ngôn của Đảng Đại hội Dân tộc cầm quyền ở Sudan, đã bác bỏ ý kiến cho rằng Sudan đang phát động "cuộc chiến tranh kinh tế" nhằm vào Nam Sudan. Theo ông, việc thông qua đồng tiền mới ở Sudan sẽ diễn ra từng bước và vì thế người dân Nam Sudan có cơ hội đổi tiền. Ông Atti nói: "Các ngân hàng của chúng tôi hiện vẫn đang giao dịch bằng cả tiền mới lẫn tiền cũ. Tôi không nghĩ rằng đây là một vấn đề lớn.... Theo tôi, nó có thể được giải quyết về mặt kỹ thuật mà không gây rắc rối cho cả Nam Sudan và Sudan". Ông nói rằng Sudan đã chứng tỏ rằng họ muốn hòa bình bằng việc ký một thỏa thuận hòa bình năm 2005, chấm dứt hai thập kỷ chiến tranh giữa Nam, Bắc Sudan.
Ông cho biết Sudan cũng đã công nhận cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 1-2011, trong đó miền Nam chọn phương án ly khai, và Sudan đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Nam Sudan khi nước này giành được độc lập hồi đầu tháng Bảy. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, ông nói: "Một đất nước yếu kém ở miền Nam chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới miền Bắc".
Hiện tại, Nam Sudan và Sudan vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề lớn. Vài tuần trước khi Nam Sudan giành được độc lập, các cuộc đàm phán - liên quan đến khu vực biên giới Nam-Bắc Sudan, quyền kiểm soát khu vực dầu lửa và các vấn đề quan trọng khác (những vấn đề sẽ định hình quan hệ giữa hai nước trong tương lai) đã bị đổ vỡ.
Bạch Dương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Nghiêm trị các hành vi bạo hành trẻ em
- ·Tổng kết Quy định 228 về quản lý đảng viên ở nước ngoài
- ·Đại hội điểm Hội LHPN cấp cơ sở nhiệm kỳ 2021
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- ·Sẽ phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân
- ·Kiên Giang: Bắt 2 đối tượng tự ý bao chiếm mặt nước biển trên vùng khai thác tự do
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Bốc thăm thi đấu Giải vô địch cử tạ trẻ quốc gia năm 2022
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Kiểm tra, kiểm dịch trên 985 triệu con tôm post
- ·Tăng cường phạt nguội đối với xe máy vi phạm quy định về an toàn giao thông
- ·Bắt đối tượng vô cớ chém chết người
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Khởi động tháng cao điểm phòng, chống cháy nổ
- ·Lợi ích từ thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử
- ·Tập trung các nhóm giải pháp sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học về Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa