会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq nurnberg】Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị chưa quyết liệt trong cổ phần hóa, thoái vốn!

【kq nurnberg】Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị chưa quyết liệt trong cổ phần hóa, thoái vốn

时间:2024-12-24 01:34:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:588次
nguoi dung dau doanh nghiep don vi chua quyet liet trong co phan hoa thoai vonBàn giải pháp đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
nguoi dung dau doanh nghiep don vi chua quyet liet trong co phan hoa thoai vonChất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được nâng cao
nguoi dung dau doanh nghiep don vi chua quyet liet trong co phan hoa thoai vonChậm trễ cổ phần hóa: Các địa phương đã bị Thủ tướng phê bình
nguoi dung dau doanh nghiep don vi chua quyet liet trong co phan hoa thoai von
Cổ phần hóa, thoái vốn là giải pháp quan trọng để đổi ơới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Nhiều tác động tích cực từ cổ phần hóa

Số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy: Đến hết quý 2/2019, đã có 35/127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg; có 9 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thực hiện thoái vốn với giá trị 759 tỷ đồng, thu về 1.657 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2017 đến hết Quý 2/2019: Thoái vốn nhà nước tại 88 đơn vị với giá trị 4.549 tỷ đồng, thu về 8.765 tỷ đồng.

Về tình hình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg, lũy kế từ năm 2017 đến hết Quý 2/2019, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).

Về tình hình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo Đề án cơ cấu lại, tính đến hết quý 2/2019, các tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn với tổng giá trị 1.333 tỷ đồng, thu về 2.174 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2016 đến hết quý 2/2019, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 15.821 tỷ đồng, thu về 50.630 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã nhận được khá nhiều kiến nghị liên quan đến cơ chế cổ phần hóa và thoái vốn như: Thống nhất cách hiểu các kiến nghị đã được quy định tại cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp, sắp xếp cổ phần hóa để triển khai thực hiện; về xác định giá trị các quyền sở hữu trị tuệ bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử, nhãn hiệu, tên thương mại; nguyên tắc xác định giá khởi điểm khi thực hiện chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán và giá bán cổ phần mà nhà đầu tư phải thanh toán khi giao dịch ngoài sàn; việc tính toán chi phí đối với trường hợp chuyển nhượng vốn Nhà nước...

Theo nhận định của Bộ Tài chính, những kết quả trên đã tiếp tục khẳng định cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, cơ chế, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng, đồng thời quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.

Kết quả công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Cần thời gian xử lý vướng mắc

Nói về những hạn chế, tồn tại của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đại diện Bộ Tài chính cho hay, hiện một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Hiện một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa.

Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hàng loạt bác sĩ bệnh viện công Vĩnh Long xin nghỉ việc: Giám đốc tiết lộ lý do
  • TPP có hiệu lực, Việt Nam được lợi 10,5 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản
  • Bộ Tài chính phối hợp tốt với các Bộ ngành trong công tác điều hành
  • Từ ‘Big Song Big Deal’ đến VPBank Prime
  • Tháng 4/2019, lượng điện tiêu thụ tại TP.HCM cao ‘ngất ngưởng’
  • Ngọc Châu gợi cảm khoe ngực đầy, chân thon trong váy cưới Lê Thanh Hòa
  • Hệ thống bán lẻ của Vingroup đạt top 2 trong tâm trí người tiêu dùng Việt
  • Phát huy vai trò của tham tán trong bối cảnh hội nhập
推荐内容
  • Bộ Công Thương áp dụng chống bán phá giá tạm thời với bột ngọt của Trung Quốc và Indonesia
  • Thị trường giá cả ngày Tết không có biến động lớn
  • Chủ động xúc tiến thương mại
  • Ngân sách hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
  • Vụ án bệnh nhân chạy thận tử vong: Luật sư nhận định về vi phạm đấu thầu
  • Minh bạch trong mua sắm công