【keonha】Tắc đường: Dân nên vui!
Cách nhìn thông thường
TS Nguyễn Xuân Thủy,ắcđườngDânnêkeonha nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải từng phân tích rằng, dân dù có ý thức đến mấy thì ùn tắc cũng không thể tránh khỏi. Dù ùn tắc có nguyên nhân từ ý thức của người tham gia giao thông, nhưng chỉ chiếm dưới 10%, còn hơn 80% xuất phát từ yếu tố hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng.
Giải pháp nào để chống tắc đường? |
Vì thế, ông Thủy cũng như nhiều chuyên gia khác đề xuất, phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng và phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao… Theo ông, hệ thống giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng mới đáp ứng được 10% nhu cầu của người dân.
Cùng tư duy đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội trong những năm gần đây đã "khởi xướng" các "đại dự án" xây cầu, đường bộ, đường sắt trên cao, mua thêm xe bus...với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng.
Nhưng việc ách tắc giao thông vẫn không được xử lý triệt để. Thậm chí, mỗi dịp ngày nghỉ, các cửa ngõ Thủ đô lại chứng kiến những dòng người xếp hàng dài, nhích từng bước chen chúc...
Cách nhìn đột phá?
Trong khi người dân hay kêu về cảnh tắc đường ở các thành phố lớn thì trao đổi với Chất lượng Việt Nam, TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường Bộ, Đại Học Giao thông vận tải Hà Nội lại cho rằng, tắc đường là việc đáng vui hơn đáng buồn.
Vì trong lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng luôn đi sau phát triển kinh tế.
Bởi kinh tế phát triển mới kéo theo lưu lượng giao thông gia tăng, Nhà nước thu được nhiều tiền thuế mới có kinh phí xây cầu, xây đường.
Theo ông Toản, rõ ràng, năm 2013 này, cảnh tắc đường tuy vẫn có nhưng diễn ra ít hơn ở các thành phố lớn, vì nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất, thất nghiệp gia tăng...nên nhu cầu đi lại giảm hơn.
Ông Toản còn phân tích, ở các nước phát triển, họ tích lũy ngân sách để làm đường, làm cầu, chứ không "vung tiền" cho giao thông (từ vốn vay nước ngoài) như ở một số địa phương của Việt Nam. Nên cách làm như hiện nay sẽ không thể khắc phục triệt để việc tắc đường.
Theo nhiều chuyên gia xã hội học, giải pháp lâu dài cần tính đến là Chính phủ cần giảm bớt cấp ngân sách cho Hà Nội, mà phải cấp ngân sách hài hòa giữa các địa phương. Bởi, nếu "ông anh Cả" luôn được gia đình nuông chiều, thì dân tứ xứ sẽ ngày càng đổ về Hà Nội, vì cơ hội kiếm tiền cao hơn.
Thanh Thủy - Song Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải Dương: Phát hiện hàng nghìn áo phông giả mạo các thương hiệu nổi tiếng
- ·Thủ tướng Chính phủ: Xử lý nghiêm người giấu dịch
- ·Miền Bắc nắng nóng mạnh rồi đột ngột mưa giông, kéo dài đến khi nào?
- ·Vụ đổ 500 nghìn xăng, hút ra chỉ được 9,5 lít ở Bắc Giang: Công an vào cuộc
- ·Cảnh báo 8 lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao trong sản phẩm Microsoft
- ·QLTT Hà Nội: Tạm giữ 8.100 sản phẩm bổ sung xương khớp KOLLAGEN 11.000 PLUS
- ·Thu nhập bình quân người lao động cả nước tăng, đạt mức 7,6 triệu đồng/tháng
- ·Phát hiện cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu dưới mô hình hàng “xách tay”
- ·Cảnh báo chiêu lừa đảo việc làm tại nhà trong mùa dịch
- ·Áp dụng có chọn lọc các mô hình nhà ở xã hội
- ·FDA Hoa Kỳ cảnh báo về ngộ độc methanol có trong nước sát khuẩn gây chết người
- ·Miền Bắc nắng nóng mạnh rồi đột ngột mưa giông, kéo dài đến khi nào?
- ·Dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi): Đưa vào luật những thứ trên trời thế này ai làm được!
- ·Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa: Đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả
- ·Đà Nẵng: Phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
- ·Tuyên truyền nâng cao nhận thức về đội mũ bảo hiểm
- ·Một hành khách ngất xỉu khi từ Hàn Quốc về đến Cần Thơ
- ·Quản lý thị trường Long An xử phạt 20 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược
- ·Sơn móng tay dạng gel 'đẹp nhưng độc' chị em cần biết
- ·Cục Quản lý thị trường Gia Lai: Xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại