【bảng xếp hạng bóng đá nhật j1】Văn hóa an toàn – Điều không thể thiếu với điện hạt nhân
Đây là chia sẻ của ông Bernard Bigot – Chủ tịch UB quốc gia về năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế của Pháp (CEA).
Dự án các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được Việt Nam công bố các đối tác là Nhật Bản và Nga xây dựng,ănhóaantoàn–Điềukhôngthểthiếuvớiđiệnhạtnhâbảng xếp hạng bóng đá nhật j1 Pháp sẽ tìm kiếm cơ hội nào trong khai thác điện hạt nhân ở Việt Nam?
Trong hợp tác đầu tiên, Pháp sẽ tham gia trên tinh thần liên kết với đối tác Nhật Bản. Chính phủ Việt Nam đã cho biết, trong 4 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân được xây dựng, lò phản ứng đầu tiên do phía Nga thực hiện.
Lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Việt Nam do đối tác Nhật Bản thực hiện. Trong việc xây dựng lò thứ 2, Pháp tham gia cùng Nhật Bản với tinh thần là đối tác thực hiện với sự đồng ý của hai chính phủ Phá và Nhật Bản. Ngoài ra, Pháp cũng có cơ hội tham gia vào truyền tải điện, đưa điện từ khu vực nhà máy điện hạt nhân ra khu vực tuor - pin. Ở mảng này, Pháp có các tập đoàn mạnh thực hiện và có thể khẳng định Pháp tham gia đầy đủ, tốt nhất vào các dự án.
Thưa ông, xu hướng hiện nay ở một số nước như Nhật Bản và Đức là loại bỏ dần nhà máy điện hạt nhân nguyên tử, Pháp có xu hương và quan điểm như vậy không?
Trước hết phải hiểu rằng, để sử dụng được năng lượng điện hạt nhân, người ta cần phải có các công nghệ cực kỳ phức tạp và khi làm chủ được công nghệ đó có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề an toàn. Còn khi chúng ta không tuân thủ các quy định, các nguyên tắc về an toàn thì những sự cố, các thiệt hại, thảm họa có thể xảy ra là điều chắc chắn.
Điển hình như từ kinh nghiệm của Pháp, vào những năm 70, Chính phủ Pháp có tầm nhìn rất rõ ràng, vào cuối thế kỷ 20, trữ lượng năng lượng hóa thạch của Pháp sẽ giảm đi rất nhiều và chính vì thế Pháp quyết định lựa chọn năng lượng hạt nhân để thay thế.
Hơn nữa, vào thời điểm của thế kỷ thứ 19, dân số của Pháp vẫn còn rất ít. Nhưng đến nay dân số của Pháp đã tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng cũng tăng theo.
Nếu Pháp không quyết định phát triển chương trình hạt nhân của mình vào những năm 1970 mà quyết định không triển khai 58 lò phản ứng thì với điều kiện như hiện nay, Pháp phải phụ thuộc vào 92% nguồn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ bên ngoài. Trong khi đó, những sản phẩm như dầu mỏ, than đá, gas… ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Lượng khí nhà kính cũng ngày càng ảnh hưởng lớn đến môi trường, tác động vào biến đổi khí hậu và sức khỏe con người.
Không một nước nào lại quyết định sử dụng năng lượng hạt nhân nếu họ không có nhu cầu. Nhưng nước đã sử dụng năng lượng hạt nhân trước sự cố Fukushima ở Nhật Bản thì đến sau khi sự cố đó diễn ra, họ vẫn còn cần.
Tuy nhiên, có điều thay đổi căn bản vào nhận thức của nước đó sau sự cố Fukushima, yêu cầu về an toàn đặt ra ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Những nước nào hoàn toàn tin tưởng vào đảm bảo an toàn cho vận hành nhà máy năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, thì chẳng có lý do gì để họ từ bỏ năng lượng từ nhà máy hạt nhân. Còn nước nào chưa tin tưởng vào bản thân về khả năng đảm bảo an toàn thì họ có quyền chính đáng, tạm nghỉ chương trình hạt nhân của mình.
Với Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, trước sự phản ứng của người dân, Nhật Bản đang cố gắng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn điện hạt nhân. Tuy nhiên, sau nghiên cứu, Nhật Bản lại thấy rằng, việc quyết định đó lại không dễ dàng như vậy và cuối cùng Nhật Bản vẫn phải quyết định xây dựng thêm 3 nhà máy điện hạt nhân mới.
Còn đối với Pháp, năng lượng hạt nhân có ưu thế rất lớn và Pháp không có lý do nào để từ bỏ sử dụng năng lượng hạt nhân hợp lý và an toàn. Trong chính sách về năng lượng hạt nhân của mình, Pháp đã đưa thêm các quy định mới, tăng cường các quy định về an toàn để làm sao để đạt được mục tiêu duy nhất, để làm sao khi có sự cố, tai nạn diễn ra sẽ không có nguy cơ phát tán phóng xạ ra khỏi nhà máy, để người dân không bị ảnh hưởng bởi tất cả nguồn ô nhiễm nào.
Với những cam kết và mục tiêu đặt ra, Pháp cũng đã nghiên cứu và phát hiện ra thế hệ lò phản ứng mới mang tên Atmea, có thể đáp ứng được tất cả các quy định về an toàn. Tuy nhiên các thiết kế an toàn thôi không chưa đủ mà còn phải có đội ngũ kỹ thuật viên, thanh tra, người vận hành… xây dựng được một văn hóa an toàn trong xã hội. Chúng tôi sẵn sàng chi xẻ vấn đề đó với Việt Nam.
Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân thuận lợi, truyền thông là biện phát rất quan trọng, ông có thể chia xẻ điều đó với Việt Nam như thế nào?
Để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, phải cam kết an toàn tới tận 100 năm và để làm được điều đó cần có sự tin tưởng của tất cả những ai liên quan đến dự án nhà máy điện đó. Phải cho các bên hiểu được nhà máy điện hạt nhân sẽ mang lại lợi ích gì, nó có thể có các nguy cơ như thế nào, cách phòng trách nguy cơ tốt nhất…
Nước Pháp đã có lựa chọn rõ ràng để có được sự tin tưởng của công chúng cũng như các nhà lãnh đạo. Chúng tôi phải đặt nguyên tắc lên hàng đầu và bất kỳ ai là người công dân bình thường nhất cũng phải hiểu được vấn đề đặt ra. Để làm được điều đó, Pháp đã phải tổ chức một hệ thống các cơ quan để phục vụ thông tin cho công chúng.
Chúng tôi có cơ quan an toàn hạt nhân, đây là cơ quan hoạt động hoàn toàn độc lập và cung cấp thông tin đầy đủ trước bất kỳ một sự việc nào diễn ra liên quan đến hạt nhân.
Ở cấp độ địa phương, nơi có nhà máy điện hạt nhân, bao giờ cũng có cái gọi là ủy ban địa phương về thông tin hạt nhân. Thành viên của cơ quan này có đại diện của các bên như chính quyền địa phương và người dân, giải đáp tất cả các câu hỏi, gặp gỡ các bên liên quan nếu có quan tâm.
Ở cấp cao hơn, Pháp có Ủy ban cấp bao về minh bạch và an toàn hạt nhân. Thành viên của cơ quan này là các địa biểu của nghị viện, hội đồng địa phương, các nhà khoa học, đại diện của các đơn vị vận hành và đại diện của người dân, kể cả là các tổ chức phản đối năng lượng hạt nhân, họ cũng có mặt tại cơ quan này.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Nam (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·FLC đề xuất xây sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới tại ngoại thành Hà Nội
- ·Thủ tướng: Thời cơ rất lớn nhưng tuyệt đối không được chủ quan
- ·Quân Ukraine bị bao vây ở Kursk
- ·Phó Thủ tướng: Xử nghiêm 'cò mồi' đánh nhân viên an ninh sân bay gãy 4 răng
- ·Nhà đầu tư P2P Lending và chiến lược tối ưu hóa dòng tiền
- ·Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm kẻ tạt axit, cắt gân chân Việt kiều
- ·Quốc hội thảo luận về công tác nhiệm kỳ 2016
- ·Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, năm học 2021
- ·Đảm bảo giữ ấm vào mùa đông với các loại thực phẩm quen thuộc
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ
- ·Du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh: Lý do vì sao
- ·Infographics: Bộ máy Quốc hội Việt Nam sau khi kiện toàn 2016
- ·Thủ tướng thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5
- ·Giải ngân vốn đầu tư công: Chưa có chuyển biến rõ nét
- ·Bảo hiểm BSH và G7 Taxi ký hợp tác chiến lược
- ·Điều động, bổ nhiệm nhân sự 5 địa phương
- ·Nhớ chuyện Tổng bí thư Trường Chinh bán đồng hồ mua gạo ăn Tết
- ·Bộ Giáo dục công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021
- ·Shophouse Eurowindow River Park: vừa mở bán đã 'cháy hàng'
- ·Đơn giản hóa thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn