会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số ngoai hang anh】Giải ngân vốn đầu tư công: Chưa có chuyển biến rõ nét!

【tỷ số ngoai hang anh】Giải ngân vốn đầu tư công: Chưa có chuyển biến rõ nét

时间:2024-12-23 22:02:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:451次

cong

11 tháng,ảingânvốnđầutưcôngChưacóchuyểnbiếnrõnétỷ số ngoai hang anh giải ngân mới đạt hơn 58% kế hoạch.

Một số bộ, ngành kế hoạch vốn lớn, giải ngân chậm

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2019 là hơn 231.664 tỷ đồng, đạt gần 54% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt hơn 58% so với kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2018 ước đạt gần 62% kế hoạch Thủ tướng giao). Trong đó: vốn trong nước giải ngân được hơn 217.078 tỷ đồng, đạt gần 62% kế hoạch Thủ tướng giao (vốn trái phiếu chính phủ giải ngân đạt gần 13.000 tỷ đồng, đạt hơn 33% và vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt hơn 10.498 tỷ đồng, đạt hơn 58%); vốn ngoài nước giải ngân hơn 14.586 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch Thủ tướng giao.

Theo Bộ Tài chính, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 11 tháng năm 2019 của các bộ, ngành, địa phương thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 6 bộ, ngành và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%; đặc biệt có 4 bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%. Đáng chú ý, có 3 bộ, ngành cán đích giải ngân đạt 100%, đó là: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hội Nhà văn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhóm các bộ, ngành, địa phương giải ngân đạt hơn 90% đó là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hải Dương, Bình Phước.

bieu

Một số bộ, ngành, địa phương có số kế hoạch vốn lớn, tiến độ giải ngân đạt khá tốt, đó là: Quảng Ninh kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao là 7.663 tỷ đồng (giải ngân đạt hơn 90%); Ngân hàng Chính sách xã hội kế hoạch vốn được giao là hơn 7.148 tỷ đồng (giải ngân đạt hơn 83%); Thanh Hóa kế hoạch vốn được giao là hơn 6.872 tỷ đồng (giải ngân đạt hơn 82%); Bộ Quốc phòng kế hoạch vốn được giao là hơn 6.407 tỷ đồng (giải ngân đạt gần 81%)…

Tuy nhiên, vẫn còn đến 28 bộ, ngành và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (hơn 58%); trong đó, có 20 bộ, ngành và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Trong số này, đáng chú ý có Bộ Giao thông vận tải có số kế hoạch vốn lớn nhất, lên đến hơn 28.737 tỷ đồng, nhưng giải ngân vốn mới đạt gần 34%. Bộ Y tế kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 6.688 tỷ đồng, mới giải ngân được 26,66%.

Trong số các địa phương, hai địa phương là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có số kế hoạch vốn lớn, tỷ lệ giải ngân thấp. TP. Hồ Chí Minh kế hoạch vốn hơn 37.589 tỷ đồng (đã giải ngân được gần 43%) và Hà Nội hơn 47.334 tỷ đồng (giải ngân được hơn 45%). Đồng Nai có số kế hoạch vốn giao lớn, hơn 14.000 tỷ đồng (giải ngân mới đạt hơn 27%).

Điều chỉnh kế hoạch vốn của 4 bộ, ngành

Để thúc đẩy giải ngân, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019.

Theo Bộ Tài chính, do nghị quyết mới được ban hành nên tác động tới tiến độ giải ngân vốn chưa nhiều. Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ giao thêm hơn 7.326 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2019 cho các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Tài cũng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kịp thời về việc điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019 theo quy định tại Nghị quyết số 94/NQ-CP. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát tình hình thực hiện giải ngân của các dự án đến thời điểm 31/10/2019 và đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019 từ các dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao sang cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân tốt.

Đến nay, một số bộ, ngành đã được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch, như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Một số địa phương đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, chủ đầu tư bám sát các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

Từ nay đến cuối năm, chỉ còn hơn 1 tháng, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch vốn những dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân tốt. Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý đối với số kế hoạch vốn năm 2019 không có khả năng giao trong năm 2019, theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 94/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (Quảng Nam), với những khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân, Chính phủ cần có những giải pháp để giải quyết ngay. Khi đã giao kế hoạch vốn, trong quá trình triển khai các bộ, ngành phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh. Đồng thời, đối với các dự án mà chủ đầu tư chậm triển khai, không giải ngân được, Chính phủ cần mạnh tay cắt nguồn vốn chuyển cho các dự án đang cần vốn mà triển khai có hiệu quả. Theo đại biểu, có như vậy mới cải thiện được tình trạng chậm trễ giải ngân kéo dài như trong mấy năm nay./.

* Ông Nguyễn Hải Thanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT):

Phát hiện kịp thời những “nút thắt nhánh”, cùng địa phương tháo gỡ

thanh

Tỷ lệ giải ngân chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) của Bộ NN&PTNT đến nay đạt 58%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (51%). Ngay từ đầu năm chúng tôi đã có kế hoạch chi tiết, báo cáo Bộ trưởng và khẳng định năm nay không thể giải ngân bằng năm ngoái (96%) bởi có những lý do đã lường trước. So với tất cả những bộ được bố trí vốn lớn trong XDCB thì Bộ NN&PTNT vẫn ở trong tỷ lệ giải ngân cao.

Để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB ngành Nông nghiệp trong 2 tháng cuối năm chúng tôi đã đề ra một số giải pháp. Trước tiên phải phát hiện kịp thời những “nút thắt nhánh” để báo cáo trực tiếp với lãnh đạo bộ cùng lãnh đạo các địa phương trong tháo gỡ giải phóng mặt bằng; nhận diện những vướng mắc của từng dự án. Song hành với giải pháp này, về mặt kỹ thuật, tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi xử lý thực tế tại hiện trường cho các chủ đầu tư và các nhà thầu. Cùng với đó, tăng cường giao ban – đặc biệt cải tiến thành giao ban trực tuyến để lãnh đạo bộ nắm bắt và có những quyết sách kịp thời.

Giải pháp nữa là điều hòa vốn phải rất hợp lý giữa các dự án và trong sự điều hòa này phải cùng với các địa phương tháo gỡ những vướng mắc mà các địa phương đã cam kết nhưng chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, việc bố trí vốn cho các dự án, đặc biệt là vốn ODA phải có sự kết hợp và bố trí sớm. Cùng với đó, công tác phê duyệt và lập kế hoạch ngoài sự chặt chẽ, sát thực tế, công tác này cũng cần cải tiến. Ví dụ, kế hoạch đã giao cho các bộ trong năm thì nên để các bộ chịu trách nhiệm tự điều tiết cho các công trình vì thực tế có những công trình làm nhanh, có công trình làm chậm và điều tiết để hỗ trợ lẫn nhau kịp thời thì tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn sẽ cao hơn…


* Ông Đinh Văn Hợp– Giám đốc KBNN Ninh Bình:

Cải cách hành chính để đẩy nhanh tốc độ giải ngân

hop

Tính đến ngày 27/11, KBNN Ninh Bình đã giải ngân được 3.841 tỷ đồng/5.533 tỷ đồng vốn đầu tư công (đã bao gồm vốn trung ương và vốn ngân sách tỉnh bổ sung năm 2019), đạt 69% kế hoạch. So với mặt bằng chung cả nước, Ninh Bình là tỉnh có số giải ngân vốn đầu tư công cao. Để có được kết quả giải ngân trên, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã thực hiện phân bổ vốn để các chủ đầu tư chủ động kế hoạch thi công. KBNN Ninh Bình đã chủ động trao đổi, thảo luận và hướng dẫn các chủ đầu tư làm các thủ tục chính xác và đầy đủ theo quy định.

Đồng thời, KBNN Ninh Bình đã đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thực hiện kiểm soát chi theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN Trung ương.

Từ nay đến cuối năm là thời điểm các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công. KBNN tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các chủ đầu tư khi có khối lượng nghiệm thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ gửi ngay đến KBNN để làm thủ tục thanh toán vốn, tránh dồn vào thời điểm cuối năm. Đối với các dự án đang triển khai thi công nhưng chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, khi có vướng mắc phát sinh phải khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết xử lý. Cùng với đó, KBNN Ninh Bình sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Dự kiến, đến hết tháng 12, số giải ngân của toàn tỉnh sẽ đạt trên 90%.


* Ông Vũ Đức Trọng - Giám đốc KBNN Hải Dương:

Tiếp tục thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau”

trong

Ngân sách cho đầu tư phát triển năm 2019 của tỉnh Hải Dương được giao trên 5.403,3 tỷ đồng (trong đó số giao đầu năm trên 3.052 tỷ đồng; số bổ sung trên 2.351 tỷ đồng). Đến ngày 20/11 vừa qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hải Dương đã giải ngân trên 4.085 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 75,6% so với nguồn vốn được giao.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết về đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân, KBNN Hải Dương đã có công văn gửi các đơn vị KBNN trực thuộc, trong đó có yêu cầu các đơn vị kịp thời nắm bắt và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện giải ngân vốn của từng gói thầu, dự án theo đúng thẩm quyền. Đối với phát sinh, vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị KBNN tổng hợp và đề xuất giải pháp tháo gỡ với cấp có thẩm quyền để xem xét. Đồng thời, KBNN chỉ đạo công chức làm kiểm soát chi nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không có lý do...

Tuy nhiên, việc giải ngân đầu tư hiện nay vẫn còn vướng. Cụ thể, trước đây, chủ đầu tư được thuê tư vấn, sau đó thẩm tra, phê duyệt để tổ chức thực hiện. Nhưng từ khi Nghị định 59/2015/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ ra đời, quyền thẩm tra và phê duyệt dự án thuộc về cơ quan quản lý nhà nước là các cơ sở chuyên ngành như: xây dựng, giao thông, nông nghiệp đã làm cho quá trình thẩm định dự án bị kéo dài gây chậm trễ cho việc giải ngân vốn (theo quy định là 20 ngày nhưng có nhiều dự án, thời gian thẩm định lên tới 6 tháng).

Theo đó, từ nay đến cuối năm, KBNN Hải Dương tiếp tục thực hiện phương thức kiểm soát vốn đầu tư theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần nhằm rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán xuống còn 1 ngày làm việc theo quy định. Đồng thời, chúng tôi đẩy mạnh việc thực hiện giao nhận hồ sơ kiểm soát chi điện tử qua Cổng thông tin điện tử của KBNN, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư thanh toán vốn nhanh với kho bạc.

Trần thắng - nhóm PV (thực hiện)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tin mới nhất vụ MC Minh Tiệp: VTV bất ngờ phát thông báo
  • Vinaconex 2 kêu cứu
  • Địa ốc xuất hiện nhiều chiêu bán hàng mới
  • Tư vấn cải tạo thêm 1 phòng ngủ cho căn hộ 54,55m²
  • Sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống
  • Nam Cường xin trả lại dự án cho Thành phố
  • Nhà rực rỡ với họa tiết hoa
  • Nhiều dự án lớn phải dừng vì vốn từ EVN và Petro Vietnam
推荐内容
  • Long An hội đủ các yếu tố thu hút đầu tư
  • Chiêu trò môi giới tìm khách mua nhà trên facebook
  • Những bí quyết tạo sinh khí cho nhà mới
  • Không dễ thu hẹp khoảng cách  Mỹ
  • Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
  • Cuộc giằng co giữa cơ hội