【lbd hn】Nghiên cứu ứng dụng Blockchain trong nền kinh tế số
Mặc dù giao dịch vĩ mô - GDVM (tức là các thanh toán liên quan đến số tiền nhỏ) đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1990,êncứuứngdụngBlockchaintrongnềnkinhtếsốlbd hn nhưng các mô hình giao dịch vi mô truyền thống đòi hỏi thanh toán cần thực hiện thông qua trung gian với phí dịch vụ lớn đáng kể so với khối lượng thanh toán của các giao dịch vi mô. Bất cập này khiến cho GDVM không được phổ biến như kỳ vọng.
Với tính minh bạch cao, khả năng loại bỏ trung gian và xác nhận giao dịch cận thời gian thực, Blockchain đáp ứng được các yêu cầu của thanh toán vi mô mà các giải pháp hiện tại chưa thỏa mãn được. GDVM với Blockchain mở ra khả năng cho nhiều loại hình kinh tế chia sẻ, chẳng hạn như có thể cung cấp giải pháp bán ngược điện trở lại lưới cho các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời hoặc máy phát điện gió hay khai thác dữ liệu từ sensor của người dân để phục vụ cho đô thị thông minh (camera an ninh, giao thông, cảm biến môi trường…).
Thanh toán vi mô Blockchain cho phép chuyển việc sử dụng các tài nguyên, nội dung và dịch vụ từ hình thức thuê bao theo truyền thống sang hình thức sử dụng theo yêu cầu (on demand/pay per use - thanh toán theo mức độ sử dụng), chẳng hạn như với nghe nhạc số, truy cập các bài báo độc quyền… Sự chuyển biến này không chỉ tạo thuận lợi cho các bên liên quan (người mua cũng như nhà cung cấp dịch vụ) mà còn là điều kiện triển khai khả thi cho nhiều loại hình kinh tế.
Việt Nam chúng ta đang tích cực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó chuyển đổi số và cụ thể là thanh toán online đang được thúc đẩy bằng những chính sách mạnh mẽ. Với miền ứng dụng rộng và đối tượng sử dụng bao trùm toàn xã hội, thanh toán vi mô sử dụng Blockchain có thể mang lại những lợi ích lớn cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung và trong những lĩnh vực nhà nước nói riêng như thanh toán cho các dịch vụ công hay phát triển các giải pháp đô thị thông minh…phù hợp với các chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, cần xác định rõ tiềm năng ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực này cũng như các khó khăn hạn chế của công nghệ trong điều kiện cụ thể của Việt Nam để có cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp với công nghệ.
Nhằm làm rõ được khả năng ứng dụng thực tế của Blockchain trong thanh toán vi mô trong điều kiện thực tế của Việt Nam và đánh giá tiềm năng công nghệ này mang lạị, nhóm thực hiện đề tài do ThS. Hoàng Xuân Sơn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông làm chủ nhiệm đã đề xuất và được chấp thuận thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng ứng dụng Blockchain trong các bài toán giao dịch vi mô trong nền kinh tế số”.
Đề tài tập trung nghiên cứu bản chất công nghệ và xu hướng ứng dụng vào thực tế; đưa ra các phân tích, giải quyết phù hợp hiện nay về các vấn đề về giao dịch vi mô từ đó nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng đối với thị trường.
Ảnh minh hoạ
(责任编辑:World Cup)
- ·3 mấu chốt ảnh hưởng tới vận hành hệ thống điện năm 2025
- ·Sợ bị AI vượt mặt, Elon Musk muốn dùng Neuralink để nâng cấp khả năng con người
- ·Nhiều cấn cá trong phương án đầu tư cao tốc Hữu Nghị
- ·Ông Bruno Jaspaert: Cần gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp sinh thái
- ·Ðổi mới để phát triển
- ·Hà Nội sắp xây tuyến đường 4 làn xe tại huyện Thanh Trì
- ·Tin đồn đầu tiên về iPhone 13
- ·Bí thư Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc “rót vốn” vào khu vực Hòa Lạc
- ·TP. Hồ Chí Minh tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
- ·Đấu thầu chọn nhà đầu tư 2 khu cung cấp suất ăn tại sân bay Long Thành
- ·Chứng khoán 2025: Vững bước tới “kỷ nguyên vươn mình”
- ·Bình Dương thu hút gần 1,3 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng từ đầu năm 2023
- ·U15 Becamex Bình Dương: Cần sớm trở lại mạnh mẽ
- ·Nâng chất đầu tư vào các khu công nghiệp
- ·Doanh nghiệp "chết" vì quy hoạch chồng quy hoạch
- ·Áp lực từ EVFTA với nông sản Việt
- ·Quảng Ngãi chốt ngày hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam
- ·Đề nghị có giải pháp ứng phóvới biến đổi khí hậu
- ·Giá các dòng máy iPhone 12 chạm ngưỡng rẻ cực điểm
- ·Rau quả vào thị trường Trung Quốc gặp khó khăn kép