【kết quả bóng đá u17 hôm nay】Bảo hiểm có bồi thường thiệt hại tài sản do vi phạm hành lang an toàn đường sắt?
Chiếc ô tô đỗ rất sát với đường ray tàu hỏa. Ảnh cắt từ clip video trên mạng xã hội |
Xe ô tô có vi phạm hành lang đường sắt?
Cụ thể, ngày 5/6/2024, xe ô tô biển kiểm soát 30K - 200… khi đang đỗ sát đường ray đường sắt tại Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm TP. Hà Nội, lái xe bỏ đi đâu không rõ, đã bị xe lửa chở hàng chạy qua đâm phải. Hậu quả xe ô tô con bị hư hỏng nặng phần đầu; tàu hỏa phải dừng hành trình để giải quyết sự cố.
Liên quan đến việc này, nhiều ý kiến cho rằng, xe ô tô đã vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Để tránh các trường hợp tương tự xảy ra, cần có biện pháp ngăn chặn, chế tài kể cả việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của những cá nhân vi phạm, gây thiệt hại cho ngành đường sắt.
Nhưng cũng có ý kiến khác (nhất là trên các trang mạng xã hội) cho rằng, lái xe bị tàu hỏa đâm hư hỏng không vi phạm pháp luật, do đỗ xe tại nơi không có biển cấm đỗ.
Một số chuyên gia về bảo hiểm cho rằng, Luật Giao thông đường bộ (Tiết k, Khoản 3, Điều 18) quy định: “Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: … Trong phạm vi an toàn của đường sắt”. Trong khi đó, Khoản 3, Điều 23, Luật Đường sắt xác định: “Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông”.
Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định: “Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau: (a) Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét; (b) Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét; (c) Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét". |
Việc xe cơ giới dừng, đỗ, hoạt động trong khu vực có đường sắt chạy qua khi nào thì vi phạm giới hạn hành lang an toàn đường sắt còn phải căn cứ Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Cụ thể như sau:
“Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau: (a) Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét; (b) Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét; (c) Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét".
“Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp được xác định như sau: (a) 05 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào; (b) 03 mét tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường”.
Như vậy, nếu căn cứ các quy định kể trên thì rõ ràng ô tô con biển kiểm soát 30K - 200… đã đỗ trên hành lang an toàn đường sắt, vi phạm điều cấm của pháp luật.
Nhưng giữa quy định của pháp luật và thực thi của người tham gia giao thông là một khoảng cách vì câu hỏi vẫn là: biển báo đâu?
Ô tô có được đền bù bảo hiểm và ai là người chi trả?
Vấn đề khác được dư luận quan tâm là trường hợp này, tổn thất xe cơ giới có được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù cho chủ xe hay không, khi phạm vi bảo hiểm là rủi ro đâm va, lật đổ, cháy nổ, chìm đắm hay mất cắp và đây có thể coi là lỗi vô ý, không phải ai cũng biết chỗ nào là hành lang an toàn đường sắt hay cấm đỗ(?).
Có ý kiến khẳng định rằng, chủ xe phải được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường 100% giá trị thiệt hại. Có không ít ý kiến đồng thuận vì cho rằng, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, vì nơi mà xe đỗ không có biển báo cấm đỗ.
Hình ảnh tàu hỏa va chạm với ô tô. Ảnh cắt từ clip video trên mạng xã hội |
Nhiều ý kiến từ những người làm bảo hiểm thì cho rằng, bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không phải bất cứ rủi ro nào, tổn thất thiệt hại nào cũng thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Bảo hiểm có những nguyên tắc riêng, được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, như quy định “Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên; doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hiểm những rủi ro (được bảo hiểm) phải là bất ngờ, không lường trước được”.
Người được bảo hiểm không thể vin vào lý do không biết, bất ngờ trong khi điều đó đáng phải biết, luật pháp buộc phải biết để phòng tránh tại nạn nhưng lại không tuân thủ dẫn đến xảy ra tai nạn. Các hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại đều không được bảo hiểm.
Một nguyên tắc khác được đề cập tại Luật Kinh doanh bảo hiểm là “Nguyên tắc thế quyền”. Theo đó, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm”.
Như vậy nếu cho rằng, người được bảo hiểm không có lỗi, không vi phạm luật pháp khi đậu đỗ xe ở nơi không có biển báo cấm đỗ hay được xác định là hành lang an toàn đường sắt mà bị thiệt hại thì người thứ ba gây thiệt hại (trong trường hợp này) là ngành đường sắt. Người được bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi người thứ ba gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm có quyền thế quyền người được bảo hiểm đòi ngành đường sắt bồi hoàn.
Ai cũng có lý lẽ của mình, vì vậy rất cần có kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền, theo quy định tại Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông và ý kiến của ngành đường sắt: nơi nào thuộc hành lang an toàn đường sắt, cấm đậu, đỗ xe cơ giới và đâu là biển báo, có hay không cần biển báo(?)
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi không phán xét đúng - sai và kết luận có được chi trả bảo hiểm hay không, ai là người chi trả; chỉ xin nêu vấn đề dưới góc độ sự kiện bảo hiểm, để các cơ quan chức năng, các bên cùng xem xét và có cách giải quyết thấu đáo... |
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhân tài đất Việt 2020: Tôn vinh nhân tài có cống hiến cho mục tiêu xây dựng quốc gia số
- ·INFOGRAPHIC: MỨC HƯỞNG BHYT TỪ NGÀY 01/7/2023
- ·Ngày 14
- ·Gần 160.000 lao động được đào tạo nghề
- ·Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị hợp tác xã năm 2024
- ·Tích cực tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện
- ·Rất nhiều thiệt thòi khi nhận BHXH một lần so với hưởng lương hưu
- ·Chạy nước rút vận động tham gia bảo hiểm
- ·Gỡ vướng về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ
- ·Chăm lo đời sống người lao động
- ·Kiểm kê đất đai năm 2024 trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8/2024
- ·Tết ở nơi đặc biệt
- ·Phát triển người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện bền vững
- ·“Giải pháp xanh”: Chống sạt lở bằng vật liệu phế thải
- ·Giá vàng trong nước tăng, cao hơn giá thế giới 9,58 triệu đồng/lượng
- ·Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo
- ·Quyết tâm “phủ sóng” bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- ·Không học đại học để đi lao động nước ngoài, có phải sai lầm ?
- ·Ghế massage cao cấp Fujilux bán song hành tại Việt Nam
- ·Vươn lên nhờ hỗ trợ sinh kế