【lichthidau bongdahomnay】IMF: Kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 0% lần đầu tiên trong 60 năm
Theo báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF, mặc dù châu Á có nền tảng để tăng trưởng tốt hơn so với các khu vực khác trong giai đoạn hiện tại, con số dự báo của khu vực này còn thấp hơn mức tăng trung bình 4,7% ghi nhận trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và mức tăng 1,3% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990.
Sang năm 2021, IMF dự kiến nền kinh tế châu Á sẽ tăng 7,6% với giả định rằng các chính sách ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại đây thành công. Nhưng IMF lưu ý triển vọng vẫn rất không chắc chắn.
Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ sự sụp đổ hồi năm 2008 của ngân hàng Lehman Brothers, đại dịch COVID-19 đã trực tiếp tấn công lĩnh vực dịch vụ của khu vực này bằng cách buộc các hộ gia đình phải ở nhà và các cửa hàng phải đóng cửa.
Các cường quốc xuất khẩu của châu Á cũng đang chịu ảnh hưởng từ nhu cầu sụt giảm đối với hàng hóa của họ, khi các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo của IMF dự báo, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm nay, giảm sâu so với con số ước tính hồi tháng 1/2020 là 6%, bởi xuất khẩu suy yếu và những thiệt hại về hoạt động kinh tế trong nước do các biện pháp hạn chế đi lại mà nước này từng áp dụng.
Song, IMF cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ phục hồi hoạt động vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, khi dịch bệnh có thể quay trở lại và trì hoãn hoạt động bình thường hóa của nền kinh tế này.
Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến công bố bản báo cáo trên, ông Changyong Rhee, Giám đốc bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của IMF cho biết, các nhà hoạch định chính sách phải cung cấp những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho những hộ gia đình và công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh cấm đi lại, chính sách giãn cách xã hội cùng những biện pháp khác nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
IMF cũng kêu gọi các Chính phủ nỗ lực cung cấp thanh khoản dồi dào cho thị trường, đồng thời giảm bớt căng thẳng tài chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt.
Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nên khai thác hạn mức tín dụng chéo song phương và đa phương, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức đa phương và sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn khi cần thiết để chống lại bất kỳ sự gián đoạn dòng vốn nào do đại dịch gây ra./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Sứ mệnh “chiếc cầu nối” giảm nghèo
- ·Bước tiến mới qua một nhiệm kỳ
- ·Dự án thủy lợi Phước Hòa: 383 hộ đã nhận đất tái định cư, định canh
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Gương mẫu như người lính Cụ Hồ
- ·Nhiều điển hình trong học tập và làm theo gương Bác
- ·Huyện Hớn Quản tiết kiệm trên 1,6 triệu kwh điện
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Sẽ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kho bạc
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Phòng trừ sâu bệnh cây trồng khi thời tiết chuyển mùa
- ·Năm 2012 ước thu ngân sách toàn tỉnh 3.380 tỷ đồng
- ·Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu theo 5 nguyên tắc
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Triển khai đề án thanh toán phi tiền mặt
- ·UBND tỉnh rà soát quỹ đất công
- ·Nhà nông nên biết: Dùng chế phẩm sinh học Trichoderma ủ phân hữu cơ
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Cao su Phú Riềng thu nhập 150 triệu đồng/ người/ năm