【ket qua da bong】Ứng phó mưa bão cuối năm: Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ
(CMO) Theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, những ngày đầu tháng 12/2022 có khả năng xuất hiện một đợt mưa to diện rộng ở khu vực Nam Bộ, khoảng từ ngày 1-3/12, trên khu vực phía Nam biển Đông có khả năng xuất hiện vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) với xác suất 65-75% và khoảng 15-25% mạnh lên thành bão. Để chủ động chuẩn bị các biện pháp ứng phó với ATNĐ, bão, mưa to trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo hoả tốc các nhiệm vụ ứng phó.
Trong đó, các đơn vị, địa phương chủ động theo dõi sát tình hình, các bản tin dự báo, cảnh báo ATNĐ, bão, mưa to diện rộng. Căn cứ mức độ ảnh hưởng, diễn biến, đường đi, cấp độ rủi ro của thiên tai tại các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan chức năng để chỉ đạo ứng phó phù hợp với từng thời điểm, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống. Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc phạm vi, địa bàn quản lý chủ động thông tin, thông báo, cảnh báo đến người dân biết, hướng dẫn nhân dân những việc cần thực hiện trước, trong và sau ATNĐ, bão. Đồng thời, hướng dẫn kỹ năng cơ bản, cần thiết để người dân tự chủ động phòng, chống ATNĐ, bão, mưa to, triều cường, nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Đài Khí tượng Thủy văn Cà Mau tăng cường công tác dự báo, cảnh báo ATNĐ, bão, mưa to, triều cường và các hình thái thời tiết, thiên tai thường đi kèm với ATNĐ, bão. Thông tin kịp thời đến các địa phương, đơn vị có liên quan để chủ động công tác chỉ đạo ứng phó.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thông báo kịp thời cho các chủ tàu, thuyền trưởng, người canh giữ đáy hàng khơi, lồng bè nuôi thủy sản trên biển và các đảo biết để chủ động theo dõi, ứng phó. (ảnh minh hoạ) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) thường xuyên rà soát phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai; chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị có liên quan chủ động thực hiện các biện pháp phù họp để bảo vệ sản xuất, bảo vệ an toàn đê điều và các công trình phòng, chống thiên tai.
Khi xảy ra thiệt hại về sản xuất, khẩn trương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện trình tự, thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất đúng quy định (đối với trường hợp đảm bảo điều kiện hỗ trợ). Theo đó, kịp thời tổng hợp, chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ đối với các trường hợp thiệt hại về người và nhà ở (nếu có).
Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời chỉ đạo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông báo kịp thời cho các chủ tàu, thuyền trưởng, người canh giữ đáy hàng khơi, lồng bè nuôi thủy sản trên biển và các đảo biết để chủ động theo dõi, ứng phó, có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; duy trì thông tin liên lạc, rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Ngoài ra, các huyện, thành phố chủ động rà soát lại các công việc, nhiệm vụ cần phải thực hiện trước, trong và sau thiên tai để chủ động thực hiện. Rà soát Phương án ứng phó với bão, ATNĐ, mưa to, triều cường. Kịp thời cập nhật, điều chỉnh sát với tình hình thực tế để sẵn sàng triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đặc biệt lưu ý việc chằng chống nhà ở, di dời dân, chuẩn bị nhu yếu phẩm, lực lượng, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả ATNĐ, bão, mưa to diện rộng trên tinh thần bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
“Trưởng các Khu vực - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phân công các thành viên Khu vực theo dõi sát công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai của các địa phương thuộc Khu vực mình phụ trách”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh, thiên tai đã làm 1 người chết; 1 người bị thương; 8 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm; 1.586 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; 43 công trình bị sập, tốc mái, ngã đổ,...; thiệt hại 3.196 ha lúa và hoa màu, 106 vị trí ven sông bị sạt lở với tổng chiều dài 2.246 m; sạt lở 604 m rừng phòng hộ và 350 m bờ đông cửa biển Vàm Xoáy. Tổng thiệt hại về tài sản đến nay gần 37 tỷ đồng.
Hồng Nhung
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Tìm giải pháp hài hòa với di sản
- ·TP. Huế hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
- ·Miễn vé tham quan di tích cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống dịp 8/3
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Giao lưu văn chương giữa 3 tỉnh Bình
- ·Hơn 200 học sinh vẽ tranh hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam
- ·PDR phát hành 42,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Lễ hội “Dương Nỗ
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Sự cố trong phiên ATC chiều 9/6: HOSE đang tích cực khắc phục
- ·Ưu tiên chiếu phim Việt trong khung giờ vàng, nhiều cơ hội mới mở ra cho điện ảnh Việt
- ·Bảo tàng và chuyện tiền vé
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·VFF đàm phán hợp đồng HLV Park Hang Seo: Tình và tiền
- ·Hướng dẫn về định mức hành lý được miễn thuế của khách XNC
- ·Giấy nhiều lớp chịu thuế nhập khẩu 10%
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Áp dụng QLRR: Tiêu chí để DN hưởng ưu đãi từ hoạt động hải quan