【tỉ số bóng đâ】Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phát triển toàn diện, bền vững ngành thuỷ sản
Tăng trưởng liên tục, xuất khẩu thuỷ sản đối mặt hàng loạt thách thức | |
Xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu Đông Nam Á, thứ 4 thế giới | |
Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đạt hơn 1 tỷ USD | |
Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc từ đầu năm |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Top” 4 về xuất khẩu thuỷ sản
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành thuỷ sản và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tối ngày 31/3 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu: Việt Nam là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2 với bờ biển dài hơn 3.260 km cùng khoảng 4.000 đảo, quần đảo. Việt Nam cũng có ngành thuỷ sản phát triển lâu đời, sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và khí hậu, trải dài từ Bắc đến Nam.
Cách đây đúng 60 năm, ngày 1/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”.
Đáp ứng nguyện vọng của ngành thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/4 hàng năm là ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.
Trải qua 60 năm, ngành thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đạt tốc độ tăng trưởng cao; quy mô và giá trị sản xuất lớn; có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
Khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu; đồng thời ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái.
“Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và trên đất liền đã được phát triển, hỗ trợ tối đa cho ngư dân trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn khi gặp rủi ro. Sự hiện diện của tàu thuyền và ngư dân trên các vùng biển cũng đã góp phần rất quan trọng giữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng cũng nhắc tới kết quả, năm 2018, giá trị sản xuất thủy sản đạt gần 230 nghìn tỷ đồng; tổng sản lượng đạt hơn 7,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 9 tỷ USD. Ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thuỷ sản là tôm thẻ, tôm sú (kim ngạch 3,6 tỷ USD năm 2018) và cá tra (kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD) được Thủ tướng Chính phủ xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất, chế biến trong lĩnh vực thủy sản tăng nhanh, được đầu tư đổi mới công nghệ và quản trị. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên hơn 147 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga.
“Với những nỗ lực vượt bậc của ngành thuỷ sản và bà con ngư dân, Việt Nam trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản toàn cầu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát triển toàn diện, bền vững
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng khẳng định ngành thủy sản luôn được Đảng, Nhà nước coi là ngành sản xuất chiến lược, được chú trọng quan tâm.
Mục tiêu phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Để đạt được các mục tiêu này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT, đặc biệt là tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động ngành thủy sản và bà con ngư dân tiếp tục đoàn kết, nỗ lực để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, trước hết là thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển và ngành thuỷ sản đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Việt Nam phải trở thành quốc gia biển mạnh, có ngành thuỷ sản được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững, hài hoà, bảo vệ môi trường. Ngành thuỷ sản phải gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, phát triển thủy sản phải gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hợp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; tăng cường hợp tác quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng thương hiệu thuỷ sản Việt Nam an toàn, phát triển bền vững, chất lượng cao; tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời phát triển các thị trường mới; đặc biệt chú trọng thị trường tiêu thụ trong nước…
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm tối ngày 31/3, Tổng cục Thuỷ sản đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Những năm qua, chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm và đã đạt trên 9 tỷ USD năm 2018. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của các cấp các ngành nói chung, đặc biệt là sự nổ lực của các doanh nghiệp trong thời gian qua. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·"Đinh Rú
- ·5 tháng, thu về từ thoái vốn hơn 4.100 tỷ đồng
- ·Hyundai Thành Công hỗ trợ tới 50 triệu cho khách hàng
- ·Cuốn sách 'Từng bước nở hoa sen' giúp độc giả thực hành chánh niệm
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Phố Wall phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch cuối tuần
- ·Hướng dẫn thẩm định tài chính các dự án vay lại vốn nước ngoài
- ·Hơn 811.000 liều vắc xin Covid
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Lượng khách đến mua sắm tại Saigon Co.op tăng gấp 3 lần trong dịp Tết
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Trưng bày hơn 500 tác phẩm điêu khắc trên gỗ dịp Phật đản
- ·'Người hát dân ca' lọt Top 20 tranh Việt đắt giá nhất mọi thời đại
- ·Lãi suất thế chấp hiện thời tại Mỹ vẫn biến động thất thường
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử phạt, truy thu thuế gần 288 tỷ đồng
- ·Các nhà đầu tư chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng trong phiên chiều 11/5
- ·Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm khi cuộc đàm phán trần nợ công vẫn chưa ngã ngũ
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·EVNHCMC trao 1,7 tỷ đồng giải thưởng cho khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng năm 2016