【tỷ lệ cược châu á】ECB tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: TL |
Phát biểu tại thủ đô Rome, Bộ trưởng Giorgetti nói: "Vấn đề thực sự là chúng ta sẽ phải trả giá không hề nhỏ về tiềm năng tăng trưởng do cuộc chiến chống lạm phát này. Các chính sách tài khóa và tiền tệ phải cân bằng giữa các biện pháp can thiệp, nếu không tăng trưởng sẽ bị đình trệ," đề cập đến triển vọng tăng trưởng tại Italy và các nước châu Âu khác, bao gồm cả Đức.
Ngày 15/6, ECB đã quyết định nâng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, nâng chi phí vay của khu vực đồng euro lên 2,5%, mức cao nhất trong 22 năm qua, đồng thời phát đi tín hiệu rằng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
Thông báo của ECB nêu rõ: "Các quyết định trong tương lai của Hội đồng điều hành sẽ đảm bảo rằng lãi suất chỉ đạo của ECB được tăng đến các mức đủ để kiềm chế lạm phát trung hạn về đúng mục tiêu 2%."
Trong bối cảnh "triển vọng chung tại Liên minh châu Âu (EU) không thuận lợi," Bộ trưởng Giorgetti nhắc lại lời kêu gọi của Rome về sự linh hoạt hơn đối với cách thức các khoản đầu tư được xem xét theo các quy tắc ngân sách mới được soạn thảo cho cả khối. Ông Giorgetti nói: "Chúng tôi không có ý định vi phạm hoặc phá vỡ hệ thống".
Hồi tháng 4, Brussels đã đề xuất rằng các chính phủ nên đảm bảo nợ công giảm theo mức đã được thương thuyết riêng trong vòng 4 năm và duy trì xu hướng giảm trong một thập kỷ sau đó.
Các chính phủ có thể có thêm thời gian để giảm nợ và thâm hụt, chẳng hạn như trong 7 năm, nếu họ thực hiện các cải cách nhằm tăng tính bền vững tài chính, thúc đẩy tăng trưởng hoặc đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của EU như chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kỹ thuật số, quyền xã hội hoặc trong an ninh và quốc phòng.
Italy đang phải vật lộn để đáp ứng các “mục tiêu và cột mốc” đã thỏa thuận với EU để đổi lấy việc được giải ngân các quỹ hậu Covid-19, làm nổi bật mối quan ngại về việc liệu Rome có thể nhận được tất cả 191,5 tỷ euro cho đến năm 2026 mà nước này hy vọng hay không.
Với mức 6,1% hiện nay, lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thấp hơn nhiều so với mức hai con số vào thời điểm mùa Thu năm ngoái, song vẫn còn quá cao so với mục tiêu 2%. Dự báo từ nay tới cuối năm, tình hình kinh tế suy giảm sẽ giúp giảm nhanh tốc độ tăng giá.
Tuy nhiên, thị trường lao động hiện vẫn đang siết chặt, mức lương cơ bản tăng trưởng nhanh trong khi sức ép giá cả, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, dường như vẫn rất cao./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021
- ·Châu Âu bắt đầu sử dụng nguồn khí đốt dự trữ cho mùa Đông
- ·Ngày Thế giới phòng chống tự tử: Cách vượt qua ý định tự sát
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Bạo động khiến ít nhất 15 người thiệt mạng tại Papua New Guinea
- ·Hàn Quốc kiên quyết giữ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh y khoa
- ·Hà Lan dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh động viên một phần tại Nga
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Phát hiện thuyền chở 87 người nhập cư bất hợp pháp đến đảo Cyprus
- ·Hải quân Ấn Độ cứu 19 thủy thủ gặp hải tặc
- ·Tuổi trẻ Cà Mau tiếp nối truyền thống cách mạng
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Bắc Mỹ sắp được chứng kiến nhật thực toàn phần
- ·Việt Nam mong muốn UNRCCA tiếp tục hỗ trợ các nước Trung Á
- ·Thảm họa nhân đạo tại Ấn Độ sau lệnh phong tỏa vì dịch COVID
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·HĐBA thảo luận về mối đe dọa của khủng bố đối với hòa bình, an ninh thế giới