【ti so ajax】TP.HCM tập trung phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vực
Sáng ngày 26/4,ậptrungpháttriểnkinhtếsốngànhlĩnhvựti so ajax Sở TT&TT TP.HCM và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu Giải pháp Phát triển Kinh tế số TP.HCM”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, năm 2024, Thành phố tiếp tục chọn chuyển đổi số và đô thị thông minh là nội dung trọng tâm với chủ đề năm là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội”.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thành kế hoạch xây dựng Chính quyền số đến năm 2025, Thành phố đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số với mục tiêu phấn đấu kinh tế số đóng góp năm 2024 là 22%, khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của Thành phố.
Ông Lâm Đình Thắng chia sẻ, tổng số doanh nghiệp TP.HCM năm 2022 khoảng 260.705. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – CNTT khoảng 22.773.
Tỷ trọng GRDP kinh tế số của TP.HCM, theo phương pháp tính của Tổng Cục thống kê năm 2020 là 12,61%; năm 2021 đạt 13,84%; năm 2022 là 13,51% (xếp hạng 7 cả nước). Còn theo phương pháp tính của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, tỷ trọng GRDP kinh tế số của TP.HCM năm 2021 là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Học viện Bưu chính Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông đo lường tỷ trọng GRDP kinh tế số của TPHCM năm 2022 là 18,86% (xếp hạng 7 cả nước).
Từ số liệu thống kê của các đơn vị cho thấy, đến nay, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong GRDP của TP.HCM có sự tăng trưởng, nhưng để đạt mục tiêu đề ra, theo ông Lâm Đình Thắng là nhiệm vụ khó khăn, thách thức rất lớn, cần có giải pháp đột phá, sáng tạo, đổi mới.
Với quyết tâm TP.HCM là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á đến năm 2030, Sở TT&TT nhận thấy để thúc đẩy phát triển kinh tế số Thành phố cần có quản lý điều hành bằng những chính sách lành mạnh, bền vững, có công cụ để kết nối đo lường, giám sát các hoạt động kinh tế số, sớm phát hiện và dự báo những tác động tiêu cực và kịp thời điều chỉnh; có sự chung tay, trách nhiệm chung, nỗ lực đóng góp của cộng đồng ngành ICT nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.
Theo ông Lâm Đình Thắng, giai đoạn này, Thành phố mong muốn xây dựng các giải pháp có tính khả thi cao để thực hiện hoàn thành 3 nhiệm vụ: Đo lường kinh tế số, đề xuất giải pháp phù hợp phát triển kinh tế số đạt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số đạt 22% GRDP của Thành phố; Tập trung thúc đẩy, phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vực: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, việc làm và an sinh xã hội; Du lịch; Nông nghiệp và nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Logistics; Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·A1 Việt Nam đơn vị đầu ngành cung cấp giải pháp keo chịu nhiệt
- ·Hơn 1/3 thí sinh đã thanh toán online thành công lệ phí xét tuyển đại học 2022
- ·Nhà máy Sữa Driftwood của Vinamilk tại Mỹ ủng hộ 23.000 lít sữa
- ·Tổng công ty dầu Việt Nam
- ·Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1
- ·Cổ đông SHB năm nay đã "hết buồn" với cổ tức
- ·Tìm hiểu công nghệ ANPR đối phó tình trạng biển số giả, che mờ hoặc dán số
- ·Cách tạo thư viện chia sẻ ảnh tự chọn trên iOS 16 Shared Library
- ·Giá vàng hôm nay 12/02/2024: Kỳ vọng tăng
- ·“Ngân hàng gạo nghĩa tình” của VietinBank đến với người nghèo TP. HCM
- ·Bất động sản
- ·Những sai lầm kinh điển trong lịch sử Apple
- ·Phí xét tuyển Đại học, Cao đẳng sẽ phải thanh toán online
- ·Amazon ngày càng... 'đáng sợ'
- ·Giá vàng hôm nay 19/11: Tăng mạnh
- ·Đề xuất hủy tất cả thẻ epass, VETC bị kích hoạt ảo đang lưu hành
- ·Ông Nguyễn Sỹ Công bất ngờ từ chức thành viên HĐQT Coteccons
- ·Đại hội đồng cổ đông của Eximbank tiếp tục bất thành
- ·Quản lý, kiểm soát môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
- ·Vì sao Vinamilk chọn sữa hạt là bước tiến chiến lược tại thị trường Hàn Quốc