会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua tran qatar】“Áp lực” an ninh nguồn nước!

【ket qua tran qatar】“Áp lực” an ninh nguồn nước

时间:2024-12-23 20:40:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:519次

Thiếu nước cục bộ

Ấp Bù Dinh từng là vùng chuyên canh trồng tiêu lớn trên địa bàn xã Thanh An,ket qua tran qatar huyện Hớn Quản. Thế nhưng, hạn hán trong vài năm gần đây đã dần làm “biến mất” vùng chuyên canh này. Hầu hết người dân đã phải chuyển đổi sang loại cây trồng khác đòi hỏi ít nước tưới hơn.

Gia đình ông Lê Tiến Trúc là hộ hiếm hoi còn giữ được 1 ha tiêu ở ấp Bù Dinh. Tuy vậy, việc tìm nước tưới cho diện tích tiêu này cũng không dễ dàng. Ông Trúc cho biết, để giữ được tiêu, gia đình ông đã phải dùng đến giếng khoan công nghiệp, mũi khoan sâu hơn 100m thì mới có nước nhưng nước vẫn không đủ dùng. “Nhà tôi chỉ cách hồ thủy điện Srok Phu Miêng hơn 1km nhưng tôi phải đặt ống kéo nước từ hồ thủy điện bơm lên mới có nước, chứ giếng khoan thì thua rồi. Vườn tiêu này không đủ nước tưới, nếu có nước thì còn đẹp nữa” - ông Trúc nói. Có nước từ hồ thủy điện nhưng ông vẫn chủ động tưới tiết kiệm.

Ông Lê Tiến Trúc, xã Thanh An, huyện Hớn Quản tranh thủ nước tưới cho 1 ha tiêu

Cách nhà ông Trúc 50m, gia đình chị Thị Nương đã phải phá bỏ hết vườn tiêu để chuyển đổi sang trồng điều. 3, 4 hộ chung nhau 1 giếng đào. Nước giếng đã đóng phèn nhưng chị Nương vẫn dùng sinh hoạt thường ngày. “Ở đây thiếu nước lắm, sắp tới phải đi xin nước. Nước dùng còn không có lấy đâu ra nước tưới cây. Có mấy cây tiêu mà chết hết rồi nên phải trồng điều. Điều cần ít nước tưới hơn” - chị Nương lo lắng khi mùa khô đã đến gần.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu đang ngày càng có những ảnh hưởng cực đoan và nghiêm trọng hơn khiến vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt gặp nhiều thách thức như: thiếu nước do lượng phân bố không đều theo không gian và thời gian, mùa mưa thì nước nhiều gây lũ lụt, mùa khô lại hạn hán. Bên cạnh đó, còn có mâu thuẫn trong sử dụng nước trên cùng lưu vực sông cũng như cho các mục đích sử dụng.

Hiện đại hóa thủy lợi

Áp lực về nước do biến đổi khí hậu đang gây ra tác động đến các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt những người nghèo là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Do đó, việc bảo đảm nguồn nước và cung cấp nước, nhất là nguồn nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân là vấn đề cần phải được lưu tâm. Bình Phước vẫn đang thiếu khoảng 250 triệu mét khối nước/năm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Trong đó, diện tích chưa tưới được chủ yếu là cây công nghiệp và cây có giá trị kinh tế cao. Điều này đòi hỏi hệ thống hạ tầng thủy lợi phải thực hiện đa mục tiêu, vừa phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhưng đồng thời phải có tác dụng ứng phó với thiên tai, đặc biệt là khô hạn.

“Bình Phước phải tính toán đến vấn đề phát triển các khu công nghiệp liên quan đến an ninh nguồn nước. Phải tính toán xem nguồn nước có đủ đáp ứng hay không và làm thế nào để không vi phạm quá mức đến tài nguyên đất và tài nguyên nước. Các loại tài nguyên đều có giới hạn. Nếu chúng ta không xác định đúng thì vấn đề môi trường sẽ phát sinh mà khi đã định hình khu công nghiệp thì rất khó sửa chữa”.

PGS.TS Trương Thanh Cảnh, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Theo đề xuất của Bình Phước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn phê duyệt đề xuất dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu, gồm 6 dự án thành phần. Bình Phước có 4 tiểu dự án gồm: xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tưới vùng ven lòng hồ Dầu Tiếng, huyện Hớn Quản; xây dựng, hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống kênh tưới sau thủy lợi Cần Đơn, huyện Bù Đốp; xây dựng, hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống kênh mương các công trình huyện Lộc Ninh. Dự án này được thực hiện sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng, nhất là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra những vùng nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Trong tương lai, khi Bình Phước phát triển mạnh các hoạt động công nghiệp, một phần lượng nước mặt sẽ được dùng để bổ sung thay thế nguồn nước dưới đất. Mục tiêu đến năm 2025, trữ lượng nước mặt có thể khai thác trên địa bàn tỉnh khoảng trên 1.700 triệu mét khối và nước dưới đất là trên 250 triệu mét khối. Theo PGS.TS Trương Thanh Cảnh, Trưởng ngành quản lý môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 3 vấn đề Bình Phước cần phải chú ý khi phát triển các khu công nghiệp. Đó là vị trí, quy mô và loại hình công nghiệp. Bởi mỗi vùng đều có “sức tải” môi trường riêng. Do đó, nếu không có quy hoạch và lựa chọn cẩn trọng thì sức ép lên môi trường sẽ vô cùng lớn và hậu quả xảy ra sẽ không thể khắc phục được.

Để quy hoạch tài nguyên nước, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai lắp đặt các trạm quan trắc tự động nước mặt, điều tra, đánh giá và công bố vùng bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, điều tra, khảo sát giếng khoan, giếng đào và lập kế hoạch xử lý, trám lấp một số giếng gây ô nhiễm, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Giảm 30% mức thu phí trong lĩnh vực y tế đến hết năm 2020
  • Một bệnh nhân COVID
  • Tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
  • Bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn
  • Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đề xuất bổ sung nội dung chuyển đổi số
  • Tặng quà chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid
  • “Hành trình ước mơ
  • Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng động mạch cảnh chung
推荐内容
  • Từ ngày 1/7 Nghị định của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực thi hành
  • Truyền thông phòng chống ma tuý, xâm hại trẻ em cho phụ nữ
  • Cần nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ
  • Công bố dịch bệnh dại trên địa bàn phường Tân Bình
  • Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luậ
  • Hỗ trợ gia đình và trường học bị ảnh hưởng do thiên tai năm 2024