【7m.cn.tyle】Khắc phục 4 hạn chế, tạo cơ hội phát triển dịch vụ logistics
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại hội nghị |
Nhiều lợi thế phát triển thị trường logistics
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách và kết cấu hạ tầng phát triển lĩnh vực quan trọng này. Nhờ vậy, năng lực và thứ hạng của ngành logistics Việt Nam đang được cải thiện và có xu hướng mở rộng. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.
Cùng với đó, theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán… tại Việt Nam.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp dịch vụ logistics, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho rằng, lĩnh vực dịch vụ logistics tại Việt Nam chưa bao giờ có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hàng loạt văn bản chỉ đạo đã được ban hành trong thời gian gần đây, logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Còn từ góc độ đánh giá chung của thị trường, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng thương mại nhanh trong suốt thời gian qua, Việt Nam được đánh giá ngày càng cao về tiềm năng cũng như cơ hội phát triển dịch vụ logistics. Và trên thực tế, thị trường Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến rất đáng khích lệ.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, Việt Nam có 3 lợi thế lớn, trong đó, lợi thế đầu tiên là vị trí khi đất nước ta nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, khu vực có tuyến đường biển, đường hàng không rất thuận lợi cho giao thương.
Thứ hai là, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao và lượng hàng hóa lưu chuyển rất lớn, do vậy, có một nguồn hàng dồi dào, đó là cơ sở cho phát triển logistics.
Thứ ba là, môi trường kinh doanh của nước ta ổn định, thu hút được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn từ nước ngoài đến đầu tư lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, đó là điều kiện giúp ngành dịch vụ logistics phát triển.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Hamza Harti, Giám đốc điều hành FM logistics Việt Nam nhận định, Việt Nam là ứng viên sáng giá, có thể trở thành trụ sở chính cho các trung tâm phân phối vùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong dài hạn. Với vị trí chiến lược, hạ tầng phát triển, chi phí lao động và vận hành cạnh tranh, Việt Nam mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn thành lập hoặc mở rộng hoạt động của mình tại châu Á.
Xanh hóa chuỗi cung ứng trong ngành logistics
Tại hội thảo, các diễn giả cho rằng, dù sở hữu tiềm năng to lớn và đang có những cơ hội rộng mở, nhưng cần khắc phục những hạn chế chủ quan và những trở lực khách quan để thị trường logistics Việt Nam có thể phát triển như kỳ vọng.
Ông Trần Thanh Hải cho rằng, một xu hướng rất rõ hiện nay trong ngành logistics là đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp cần thấy rất rõ xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, những thành tựu khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý đơn hàng, quản lý vận tải, quản lý cảng biển…
Xu hướng thứ hai là xanh hóa chuỗi cung ứng, nghĩa là, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải, thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại trong giai đoạn tới và tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng logistics đều phải đáp ứng yêu cầu xanh hóa, từ vận tải xanh, bao bì xanh, kho bãi xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh…. vào kinh doanh để đáp ứng các tiêu chí về môi trường, tiết kiệm chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng…
Các diễn giả thảo luận các vấn đề chuyên sâu về phát triển dịch vụ logistics |
Chỉ ra 4 thách thức của ngành logistics về thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, quy mô doanh nghiệp, nguồn nhân lực, Thứ trưởng Trần Duy Đông, cho rằng, để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhiệm kỳ này, Quốc hội đã quyết nghị chi 2,87 triệu tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình, dự án. Hai năm 2022-2023, có thêm hơn 143.000 tỷ đồng của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư cho các dự công trình, dự án quan trọng. Một phần không nhỏ trong nguồn lực này được dành cho hạ tầng giao thông, huyết mạch của nền kinh tế và cũng là huyết mạch của ngành logistics.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Thứ nhất, về cơ chế chính sách, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics... Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp….
Thứ hai, về phát triển kết cấu hạ tầng, Nhà nước cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics…
Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực, để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty logistics và trường dạy nghề…
Thứ tư, về phía các doanh nghiệp logistics, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh… “Thực hiện được đồng bộ, hiệu quả các giải pháp này, tôi tin rằng, ngành logistics Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai” Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định.
Đặc biệt, trong hai phiên thảo luận với chủ đề “Nhận định xu hướng logistics của Việt Nam” và “Tạo cơ hội cho logistics phát triển trong tương lai”, các chuyên gia đã tập trung thảo luận 7 vấn đề chuyên sâu về các động lực tăng trưởng cho ngành logistics, các vấn đề cung - cầu và những thay đổi trong xu hướng thuê kho vận, nhà xưởng tại Việt Nam hiện nay, xu hướng phát triển các dịch vụ logistics hiện đại, logistics xanh, hướng đến phát triển bền vững; đánh giá những cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp logistics trong bối cảnh cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa bài toán chi phí - lợi ích nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh…
(责任编辑:La liga)
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn
- ·Phú Riềng tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính
- ·Giám sát thi hành án hình sự tại Đồng Xoài
- ·Xe máy ôm cua va quẹt với xe tải: 2 người bị thương
- ·PV GAS lần thứ 11 liên tiếp lọt “Top50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2023”
- ·2 xe ô tô 7 chỗ tông nhau lật chỏng vó, nhiều người hoảng loạn
- ·Xe mô tô va chạm xe bồn chở bê tông, một thanh niên tử vong
- ·“Liều thuốc” nâng cao ý thức về an toàn giao thông
- ·Cung cấp kiến thức làm nông nghiệp hiện đại
- ·Trao thưởng đột xuất cho Tổ công tác Công an thành phố Đồng Xoài
- ·Ủy ban Châu Âu đề xuất các tiêu chí kiểm soát “Quảng cáo xanh” đánh lừa người tiêu dùng
- ·Nổ lốp, xe tải lật trên quốc lộ 14
- ·Trộm tiền chơi game, thiếu niên bị cha ruột đánh thương tích khắp người
- ·Tuần tra kiểm soát phòng, chống Covid
- ·Xử lý và buộc tiêu hủy lượng lớn thuốc tân dược không được phép lưu hành
- ·Trao trả xe máy bị trộm “ngâm nước” cho chủ sở hữu
- ·Một học viên cơ sở cai nghiện ma túy chết trong tư thế treo cổ
- ·Phát hiện 1 thi thể dưới chân cầu Nha Bích
- ·Tuyên dương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm 2021
- ·Nỗ lực đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người