【kèo nice】Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao
“Sập bẫy” lừa đảo từ mạng xã hội
Theảnhgiaacutecvớitộiphạmcocircngnghệkèo niceo hồ sơ vụ án Công an tỉnh Bình Phước khởi tố và nhập cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh, sự việc có nội dung như sau: Ông M.H (SN1970), ngụ phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, thông qua mạng xã hội facebook có quen với một tài khoản tên Sarah Young và thường xuyên nhắn tin qua lại. Sau đó, Sarah Young nhắn tin cho ông H nói sẽ chuyển 750 ngàn đôla Mỹ nhờ ông cất giữ do Sarah Young đang đi lính ở Syria. Sau khi Sarah Young nhắn tin 1 ngày, có một phụ nữ xưng là Mai, người của dịch vụ chuyển phát nhanh gọi điện thoại yêu cầu ông H chuyển tiền để đóng phạt vì bị hải quan phát hiện số tiền Sarah Young chuyển về Việt Nam cho ông H. Nghe theo lời Mai, ông H chuyển đi tổng cộng 780 triệu đồng cho đối tượng này...
Lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh triển khai công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao
Sau khi nhận tin báo từ bị hại, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh đã xác minh làm rõ: Trong 780 triệu đồng bị lừa có 288 triệu đã chuyển vào tài khoản do Nguyễn Thị Quỳnh Như (SN1998), thường trú huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mở tại BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn. Như sinh sống tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Tài khoản này Như mở từ cuối năm 2018 cho bạn trai quốc tịch nước ngoài có tên “Aja” để sử dụng vào mục đích lừa đảo. Sau khi rút 288 triệu đồng, Aja cho lại Như 2,84 triệu đồng. Như cũng là đối tượng thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Quảng Ninh, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam.
Thượng tá Nguyễn Thành Sơn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: Khó khăn trong công tác đấu tranh với loại tội phạm lừa đảo này là các đối tượng thường là người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam để lừa đảo. Các đối tượng này không ở Bình Phước mà chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, phía Bắc và TP. Hồ Chí Minh. Nên khi thực hiện hành vi tội phạm, cơ quan công an tiến hành các bước điều tra xác minh nhưng các đối tượng đã có những cách thức che giấu và ngăn chặn việc truy xét của cơ quan công an.
Giả danh người của cơ quan chức năng
Một thủ đoạn khác đó là đối tượng giả danh cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án nhân dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp của chị Nguyễn Hoàng Yến (SN1986), ngụ xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú là minh chứng cụ thể.
Vào khoảng 11 giờ một ngày cuối năm 2019, điện thoại chị Yến có số lạ gọi đến. Đầu dây bên kia đọc thông báo của “tòa án thành phố Hà Nội” rằng chị Nguyễn Hoàng Yến bị triệu tập vì có mở một tài khoản tại Agribank Chi nhánh Hà Nội và mua sắm với số tiền 50 triệu đồng nhưng không thanh toán nên bị khởi kiện. Sau khi chị Yến thanh minh không mở bất kỳ tài khoản nào ở Hà Nội thì nhân viên tư vấn của tổng đài này nối máy đến “Công an Hà Nội” để chị giải trình. Sau đó, một đối tượng tự xưng là Lê Quang Thành, Công an thành phố Hà Nội trao đổi trực tiếp với chị Yến và nói rằng qua xác minh, chị Yến có liên quan đến một đường dây tội phạm ma túy. Các đối tượng trong đường dây tội phạm này đã bị bắt và khai nhận có cho chị Yến 256 triệu đồng. Đang hoang mang trước những thông tin bất lợi đối với mình, chị Yến tiếp tục được người mạo danh công an nói sẽ bị bắt giam và đóng băng các tài khoản ngân hàng để điều tra.
Thượng tá Nguyễn Thành Sơn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh lưu ý: Mọi người dân cần cảnh giác khi có cuộc điện thoại từ số lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng... thì tuyệt đối không cung cấp. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng mạng xã hội khi làm quen, kết bạn mà có đối tượng nói gửi quà về và họ yêu cầu chuyển tiền để nhận quà thì tuyệt đối không chuyển; khi các đối tượng đe dọa buộc phải chuyển tiền, người dân báo ngay cơ quan công an để được hướng dẫn, giải quyết. |
Lợi dụng sự hoảng loạn của chị Yến, đối tượng mạo danh công an đã khai thác những thông tin cá nhân về tài sản, tài khoản ngân hàng... của chị. Quá trình này, đối tượng yêu cầu chị Yến không được cúp máy và không cho người thứ 3 biết. Sau khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ việc lừa đảo, đối tượng này nói với chị Yến sẽ chuyển hồ sơ qua “viện kiểm sát” để tiếp tục điều tra làm rõ. Sau đó, chị Yến được nối máy với 1 người tự xưng là Phạm Quốc Thắng, “Phó viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Hà Nội” làm việc. Chị Yến kể: Khi nhận được cuộc điện thoại của phía “viện kiểm sát” nói tôi là tội phạm thì tôi rất lo sợ. Tại vì không làm gì phi pháp lại nói mình là tội phạm nên rất hoang mang. Do đó, các đối tượng yêu cầu làm gì là tôi làm theo hết.
Làm theo những lời hướng dẫn của vị “viện phó viện kiểm sát”, chị Yến đã đến ngân hàng làm các thủ tục rút tất cả tiền trong 7 tài khoản của mình chuyển cho các đối tượng lừa đảo với số tiền 1 tỷ 25 triệu đồng. “Lúc đầu, tôi không biết mình bị lừa. Tối về suy nghĩ chuyển số tiền nhiều như thế mà người ta không chuyển lại thì mình bị mất, lúc đó tôi mới tỉnh ra và báo cho người nhà...” - chị Yến nhớ lại.
Sau khi biết bị lừa, chị Yến đã đến cơ quan công an trình báo. Tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh và nhanh chóng phối hợp phía ngân hàng đóng băng tài khoản các đối tượng dùng vào mục đích lừa đảo để lấy lại số tiền cho chị Yến.
Nâng cao ý thức cảnh giác
Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh thụ lý điều tra 2 vụ án sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có số tiền lớn. Đó là vụ của bị hại H.T (SN1966) ở huyện Phú Riềng và bà P.T.T (SN1956) ở huyện Hớn Quản. Số tiền bà P.T.T bị lừa lên đến 5 tỷ đồng. Còn ông H.T bị lừa 2,8 tỷ đồng. Thủ đoạn của bọn tội phạm là mạo danh cơ quan tòa án, công an để yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản do chúng ấn định hoặc chuyển vào chính tài khoản của bị hại sau khi đã thực hiện theo một số yêu cầu của đối tượng lừa đảo với lý do là để kiểm tra. Sau đó, các đối tượng sẽ rút số tiền của bị hại để chiếm đoạt.
Để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, thời gian tới, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác. Ngoài tự trang bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh các đối tượng lừa đảo, thì nên tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh biết phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng cục TCĐLCL thực hiện 3 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Phổ biến pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử
- ·Giá đất Hà Nội cao hơn cả Tokyo
- ·Bãi bỏ quy định yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp đối với một số thủ tục
- ·Tập trung giải phóng hàng nông sản tồn đọng tại các cửa khẩu Lạng Sơn
- ·Phát hiện trên 7.000 phương tiện vi phạm về thời gian lái xe và không truyền dữ liệu
- ·Giá nhà đất khó giảm thêm hơn nữa
- ·Khách thuê văn phòng khu vực nào ‘hời’ nhất?
- ·Chuối có thể bị “tuyệt chủng” do bệnh Panama tàn phá
- ·Bất động sản năm 2014: Cốt lõi là giá
- ·Quảng Ninh: Bị dây cáp văng vào người khiến 2 công nhân than Nam Mẫu thương vong
- ·Doanh nghiệp bất động sản đã dễ thở hơn
- ·Biệt thự, liền kề... tỉnh giấc
- ·Công an tỉnh khuyến cáo cảnh giác với thủ đoạn “lấy lại tiền bị lừa đảo”
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 305, 306, 307, 308 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa
- ·Ra quân tuyên truyền an toàn phòng cháy chữa tại các khu nhà trọ
- ·Tài xế xe đầu kéo “vượt ẩu”, bị phạt 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng
- ·Chủ động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… để phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Đất khó bán, nghĩ kế đổi căn hộ