会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của hạng nhất síp】Trung Quốc phá giá nhân dân tệ: Xuất khẩu của Việt Nam có bị “sốc”?!

【thứ hạng của hạng nhất síp】Trung Quốc phá giá nhân dân tệ: Xuất khẩu của Việt Nam có bị “sốc”?

时间:2024-12-23 12:04:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:896次

trung quoc pha gia nhan dan te xuat khau cua viet nam co bi soc

Hàng Việt Nam XK vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Ảnh: L.BẰNG

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá thêm 1%

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc đồng nhân dân tệ được điều chỉnh giảm 1,9% trong ngày 11-8-2015, là mức giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua, kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm.

Với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, NHNN ban hành Quyết định số 1595/QĐ-NHNN ngày 11-8-2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép.

Theo đó, biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD được điều chỉnh tăng từ +/-1% lên +/-2%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, biên độ tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.

Phá giá vì áp lực tăng trưởng

Ngày 11-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây bất ngờ lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ gần 2% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. PBoC tuyên bố điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ từ mức 6,1162 nhân dân tệ đổi được 1 USD xuống còn 6,2298 nhân dân tệ đổi được 1 USD. Ngày 12-8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu thêm 1,6%, xuống 6,3306 nhân dân tệ đổi 1 USD. Đây là mức giá đồng nhân dân tệ được cho là thấp nhất trong gần ba năm qua.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về nguyên nhân dẫn đến quyết định này của Trung Quốc, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VCES) cho rằng: Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ xuất phát từ nguyên nhân bên trong nền kinh tế nước này lẫn áp lực từ bên ngoài. Thứ nhất, Trung Quốc lo lắng không đảm bảo tăng trưởng 7%, cho nên phải khuyến khích XK, đây là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất. Thứ hai, vừa qua Trung Quốc phải chi một lượng tiền lớn để cứu thị trường chứng khoán, ước tính số tiền chi ra có thể lên đến 900 tỷ nhân dân tệ, thậm chí lớn hơn thế. Việc chi nhiều tiền như vậy ra nền kinh tế sẽ tạo thêm áp lực lên tỷ giá danh nghĩa đồng nhân dân tệ. Thứ ba, việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ làm gia tăng chi phí rút vốn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Bởi vì thời gian qua có thể thấy Trung Quốc chứng kiến một đợt rút vốn rất lớn, khoảng 100 tỷ USD.

“Còn từ bên ngoài, Trung Quốc cũng phải chịu hai áp lực quan trọng. Một là, Trung Quốc phải phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa nhân dân tệ vào rổ Quyền rút vốn đặc biệt. Hai là, nhân dân tệ neo vào đồng USD trong khi đồng USD liên tục mạnh lên, do đó không có lý do gì Trung Quốc lại phải lưu giữ đồng bản tệ mạnh như thế” - TS Phạm Sỹ Thành đánh giá.

“Cơn đau đầu không hề nhẹ”

Theo TS Phạm Sỹ Thành, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ có thể khơi mào cho một cuộc chiến tiền tệ, đằng sau đó là một cuộc xung đột và va chạm về thương mại, đặc biệt là những nước đang gắn chặt về thương mại với Trung Quốc.

“Hàng Trung Quốc xuất sang các nước khác sẽ dễ dàng hơn. Đối với các nước đang tràn ngập hàng Trung Quốc, đó là cơn đau đầu không hề nhẹ. Ngược lại hàng hóa XK sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên tác động dài hạn đáng lo hơn nhiều, vì nó phát đi tín hiệu cho thế giới rằng trong tương lai cầu từ Trung Quốc sẽ giảm sút. Phá giá nhân dân tệ cũng cho thấy triển vọng kinh tế Trung Quốc không lạc quan, tác động khó lường và lâu dài đến các nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc” - ông Phạm Sỹ Thành phân tích.

Trước thời điểm Trung Quốc chính thức phá giá đồng nhân dân tệ vài ngày, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã nhận định đến khả năng Trung Quốc phá giá đồng bản tệ. Theo đó, đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ giúp các nhà XK nước này tăng sức cạnh tranh so với những thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cảnh báo: Điều này sẽ gây tổn hại đến hoạt động XK của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa nông sản khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam. Và ngược lại hàng hóa NK từ Trung Quốc có thể sẽ tăng lên do khi phá giá đồng tiền, hàng hóa Trung Quốc sẽ rẻ hơn hàng hóa cùng loại của các nước khác. Ngoài ra, khi nền kinh tế giảm tốc cũng sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh nên các nhà XK Trung Quốc phải tìm cách XK ra bên ngoài để mong tìm kiếm lợi nhuận.

Bày tỏ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vừa là cơ hội vừa là thách thức với Việt Nam, TS Phạm Sỹ Thành cho rằng: Tính tích cực của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ hội nhìn lại chính sách điều hành tỷ giá của mình trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, áp lực cho XK lớn. Nền kinh tế thế giới lớn thứ hai thế giới đã phá giá đồng nhân dân tệ thì chúng ta có nên trung thành với chính sách tỷ giá như hiện nay hay không.

“Tuy nhiên, rõ ràng hàng XK Trung Quốc sẽ có ưu thế và làm gia tăng nguy cơ nhập siêu của chúng ta sẽ ngày càng lớn” – chuyên gia của VEPR nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh:

Cho đến nay thực trạng nền kinh tế Trung Quốc đã được che đậy dưới lớp vải điều hào nhoáng của một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khiến nhiều người quên rằng kinh tế không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc. Năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả đầu tư của Trung Quốc sụt giảm liên tục cho thấy muốn duy trì tăng trưởng phải tăng cường đầu tư.

Những ngờ vực về sức mạnh thực sự về nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, khi hiệu quả sản xuất ngày càng đi xuống. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ giá trị gia tăng trên sản lượng của Trung Quốc ngày càng giảm và như vậy tăng trưởng của Trung Quốc không thể đạt tốc độ như đã công bố, thậm chí tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thấp hơn số công bố khá nhiều.

Công ty cổ phần chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC):

Việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ tác động gián tiếp đến XK hàng dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin và hải sản trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, với sự giảm giá này, hàng hóa XK của Trung Quốc bao gồm hàng dệt may, hải sản XK của Việt Nam ở các mặt hàng tương tự.

Việc phá giá đồng nhân dân tệ cũng sẽ tác động tăng nhẹ đối với thâm hụt thương mại của Việt Nam cả năm nay và ảnh hưởng nhẹ đến các công ty đường, cao su, hải sản và thép. Tuy nhiên, mức tác động không đủ lớn để gây nên những ảnh hưởng lớn đối với triển vọng lợi nhuận của các công ty này trong năm nay.

L.B (ghi)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tìm hiểu thủ tục cho, tặng tài sản
  • Ngày cưới anh
  • Con chưa đủ 18 tuổi có được tặng cho mẹ phần thừa kế?
  • Gia đình có 4 người mắc ung thư được bạn đọc ủng hộ hơn 150 triệu đồng
  • Giữ thai lại, anh sẽ cưới em!
  • Gia hạn đất nông nghiệp hết hạn sử dụng
  • Báo VietNamNet trao 'Ngôi nhà mơ ước' ở Thái Nguyên
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 10/2020
推荐内容
  • Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6/2015 (Lần 2)
  • Khai mạc Hội nghị Giải trừ hạt nhân quốc tế
  • Giấy ủy quyền đất có được xem là di chúc?
  • Báo VietNamNet tặng máy tính và máy in cho trường miền núi sau sáp nhập
  • Thương bé gái 3 tháng tuổi bệnh tim bẩm sinh, dị tật đối diện nhiều ca phẫu thuật
  • Sự khác nhau giữa Thẻ căn cước công dân và CMND