【ket qua bong da thuy si】Xuất khẩu gỗ liên tục “lao dốc” sau tăng trưởng đột phá
2 kịch bản xuất khẩu gỗ | |
Đến 2025,ấtkhẩugỗliêntụclaodốcsautăngtrưởngđộtpháket qua bong da thuy si giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 20 tỷ USD | |
Thấp thỏm khi xuất khẩu gỗ vào Mỹ tăng trên 99% |
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Quỳnh |
Phát biểu tại Hội nghị giao ban về chế biến gỗ và lâm sản do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 7/9/2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, những năm gần đây ngành lâm nghiệp nổi lên là ngành đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là cho xuất khẩu.
Năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 13,17 tỷ USD, tăng 16%; xuất siêu trên 10 tỷ USD. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh thành, gây đứt đoạn chuỗi giá trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Từ tháng 7/2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 8/2021. Xuất khẩu sang nhiều thị trường bị ảnh hưởng sâu sắc.
Chia sẻ cụ thể hơn về những con số, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 42,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 0,79 tỷ USD, tăng 54,2%.
Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 5 thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường chiếm trên 90 % tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Nhìn lại cả quá trình từ đầu năm đến nay, ông Nghĩa phân tích: Năm 2021, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản được dự báo sẽ có mức tăng trưởng tương đương so với năm 2020, khoảng trên 15% do có nhiều thuận lợi.
Điển hình như tác động của FTA Việt Nam-EU (EVFFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các FTA song phương khác…; tận dụng các cuộc cạnh tranh thương mại của một số quốc gia; nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm gỗ của thị trường thế giới.
Theo đúng dự báo, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác, có nhiều đơn hàng, hợp đồng được đề nghị cung cấp sản phẩm đến cuối năm 2021.
Với kịch bản xấu nhất, dự kiến năm nay xuất khẩu gỗ và lâm sản chỉ đạt khoảng 12,69 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Do vậy, 5 tháng đầu năm, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có tăng trưởng đột phá, với trị giá xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD, tăng 62,9 % so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt tại khu vực phía Nam (TPHCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương).
Đây là những nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp chế biến gỗ (chiếm khoảng trên 70% tổng số doanh nghiệp ngành gỗ, trị giá xuất khẩu chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước).
Theo báo cáo nhanh của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến nay có hơn 50% doanh nghiệp phải ngừng, đóng cửa và giảm sản xuất.
“Do vậy, trong 3 tháng gần đây, trị giá xuất khẩu đã sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng 6/2021, 7/2021, 8/2021 giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Riêng tháng 8/2021 ước giảm hơn 22% so với tháng 7/2021”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp xác định tiếp tục phối hợp nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ.
Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
“Tiếp tục phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi các quy định pháp luật để được xem xét, xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại…”, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhấm mạnh.
Trị giá nhập khẩu gỗ và lâm sản trong 8 tháng đầu năm nay ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ nguyên liệu đạt 1,69 tỷ USD, tăng 16,7 %; sản phẩm gỗ đạt 0,38 tỷ USD, tăng 286,5%. 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, 5 thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Pháp, Chile với tổng trị giá nhập khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·HCM City, India eye further cooperation
- ·Fifth working day of 13th Party Central Committee’s 8th plenum
- ·Prime Minister leaves for ASEAN
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Prime Minister receives President of Italy’s Lombardy region
- ·Việt Nam ready to contribute to success of ASEAN
- ·PM receives Saudi Arabian Public Investment Fund Governor
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·PM meets with leaders of Gulf countries
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·President’s presence at Belt and Road Forum of great significance: official
- ·Việt Nam condemns violent attacks on civilians in Middle East: foreign ministry spokesperson
- ·Vietnamese President meets with senior CPC official in Beijing
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Việt Nam always treasures ties with Laos: President
- ·Việt Nam, France to boost cooperation in defence and security, trade, energy transition
- ·Chairman of Russian State Duma arrives in Hà Nội, begins official visit
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·NA leader asks Hậu Giang Province for highest possible results this year