【soi kèo inter hôm nay】Từ 2018, dự báo nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh
Hơn 7.400 dòng thuế về 0%
Theừdựbáonhậpkhẩutiếptụctăngmạsoi kèo inter hôm nayo Bộ Tài chính, năm 2018 nhiều dòng thuế về 0%, hoặc giảm thuế với mức cắt giảm lên đến 20%, theo cam kết trong các FTA đã ký kết.
FTA Việt Nam - ASEAN (ATIGA) với tổng kim ngạch (NK) có ưu đãi (hàng hóa có chứng nhận xuất xứ - C/O) năm 2016 đạt 10,6 tỷ USD, chiếm 44% tổng lượng NK từ các quốc gia ASEAN, tăng 30% so với năm 2015. Thuế suất trung bình giảm từ 0,6% năm 2017 xuống còn 0,06% năm 2018. Có 672 dòng thuế trên tổng 9.558 dòng của biểu AHTN 2012 phải cắt giảm, trong đó có 670 dòng thuế về 0%, tỷ lệ ưu đãi của các dòng thuế này lên đến 81%, chiếm 30% tổng kim ngạch NK ưu đãi của cả biểu thuế. Bộ Tài chính dự báo, khi thuế NK giảm sẽ tăng lượng kim ngạch NK có C/O trong tổng lượng kim ngạch NK từ các quốc gia ASEAN. Đây sẽ là hiệp định ảnh hưởng lớn nhất đến các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam, trong đó phải kể đến một số ngành như: Ô tô dưới 9 chỗ, ô tô tải, linh kiện phụ tùng, điện và điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất, nhựa, đường, sữa, thực phẩm.
Giai đoạn 2018 - 2022, FTA giữa ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) trong đó có Việt Nam là thành viên, có số dòng thuế cắt giảm lớn nhất, lên tới 5.576 dòng thuế, trong đó có đến 3.190 dòng thuế xóa bỏ thuế quan. Hiệp định giữa Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cam kết 4.921 dòng cắt giảm, trong đó có 414 dòng thuế bị xóa bỏ.
Với hai FTA nêu trên, các dòng thuế cắt giảm tập trung vào mặt hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, nhờ đó sẽ thúc đẩy kim ngạch NK tăng đáng kể trong thời gian tới. Theo cam kết trong AJCEP, đến năm 2018, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm tân dược. Tuy nhiên, trên thực tế, một số mặt hàng trong nhóm này có kim ngạch NK tăng mạnh theo thống kê đến thời điểm 9 tháng năm 2017. Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 241 triệu USD), sắt, thép kim loại, sản phẩm bằng sắt, thép hoặc kim loại cơ bản (tăng 221 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 190 triệu USD).
Hiệp định ASEAN - Úc - Niu Di lân (AANZFTA) cam kết cắt giảm 2.738 dòng thuế, trong đó có 2.337 dòng về 0%. Với thị trường này, các dòng thuế cắt giảm chủ yếu là hàng nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam. Các nhóm hàng có kim ngạch NK lớn tận dụng được ưu đãi đặc biệt theo hiệp định gồm: Lúa mỳ, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, chế phẩm thực phẩm, kim loại thường khác, sữa và sản phẩm từ sữa…
Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có số dòng thuế cắt giảm khiêm tốn hơn so với các FTA khác. AKFTA có 469 dòng thuế về 0%. VKFTA với 539 dòng thuế cắt giảm, trong đó có 454 dòng xóa bỏ thuế.
Như vậy, hơn 7.400 dòng thuế sẽ về 0%, dự báo kim ngạch NK sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Nhiều ngành hàng bị ảnh hưởng
Theo Bộ Tài chính, mặc dù tỷ lệ sử dụng ưu đãi các FTA còn thấp nhưng khả năng tăng tỷ lệ ưu đãi lên còn rất lớn, do kim ngạch NK từ Hàn Quốc và Nhật Bản đều rất lớn, chỉ sau Trung Quốc và ASEAN. Khi thuế giảm, việc tận dụng các ưu đãi từ các hiệp định này sẽ tăng lên. Ví dụ AANZFTA năm 2016 lượng kim ngạch NK có ưu đãi tăng lên 4 lần, nâng tỷ lệ sử dụng ưu đãi trên tổng kim ngạch NK từ Úc - Niu Di lân lên cao hơn ASEAN (46%).
Các ngành hàng có thể bị ảnh hưởng là khá nhạy cảm: Xăng dầu, thủy hải sản, rau quả, thức ăn chăn nuôi, sữa, linh kiện phụ tùng, sắt thép, ô tô, máy móc, thực phẩm, hóa chất, nhựa, giấy, điện và điện tử… Với thuế suất ưu đãi, những mặt hàng này “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp (DN) Việt do phải cạnh tranh trên “sân nhà”.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, người có nhiều năm nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA thế hệ mới thực chất dựa trên nguyên tắc cơ bản của WTO nhưng làm sâu sắc hơn và mức độ cam kết cao hơn so với WTO. Với các cam kết chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thương mại, DN cần phải tỉnh táo đề ra nhiều phương án trong kinh doanh trên thị trường nội địa cũng như vươn ra thế giới. Bởi vì không thể chủ quan trên “sân nhà”, kể cả với những mặt hàng vốn là thế mạnh vốn của mình. Trên thực tế, những sản phẩm của các quốc gia cơ bản đã tương đồng, nhưng với tiếp thị tốt, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, sản phẩm của nhiều nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hay Hàn Quốc, Nhật Bản đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt.
Nói như vậy không phải “bức tranh” kinh doanh màu xám đang chờ đợi DN Việt. Trao đổi với phóng viên TBTCVN, một số lãnh đạo DN kinh doanh mặt hàng thủy hải sản, nông sản cho rằng, thế mạnh của DN Việt đó là thị hiếu người tiêu dùng trong nước ưa thích các sản phẩm tươi sống, nên nếu tận dụng được, thì đây vẫn là mảnh đất màu mỡ của các DN, trước thách thức mang lại từ các FTA.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hoàng hôn sơn cước
- ·Đăng ký và kê khai giá sữa: Ai sẽ được hưởng lợi?
- ·Thu hút FDI sắp chạm ngưỡng 22 tỷ USD
- ·Bọc răng sứ cho xinh, cô gái 26 tuổi mủn hết răng cửa
- ·Hỏi dò tuổi thai, chồng nghi ngờ “con tu hú”
- ·Chiều 24/4, Đà Nẵng cách ly 1 ca Covid
- ·Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ lên thực đơn dinh dưỡng cho mẹ và bé
- ·Thanh Hóa truy vết được 513 người liên quan bệnh nhân 3019 mắc Covid
- ·Giá vàng hôm nay 29/10: Thế giới tăng gần kỷ lục
- ·TP.HCM tiến hành tiêm vaccine Covid
- ·Đàn ông mà “đòi”…chỉ vì nhu cầu sinh lý
- ·Môi trường kinh doanh nhìn từ khởi nghiệp
- ·VEPR nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2017 lên 6,4%
- ·Hàng tạm nhập tái xuất ách tắc sẽ điều tiết ra sao?
- ·Dịch vụ diệt mối tận gốc tại nhà uy tín tại Công ty diệt mối Trịnh Gia Bảo
- ·Hà Nội thêm 1 trường hợp dương tính Covid
- ·Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
- ·Các công ty Trung Quốc cân nhắc trộn các loại vắc xin Covid
- ·'Chấm dứt dịch AIDS
- ·Thị trường ô tô nhìn từ một kỳ triển lãm