【bxh thụy sĩ】Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013
Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT về sửa đổi,ữngđiểmmớitrongquychếtuyểnsinhđạihọccaođẳbxh thụy sĩ bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 5-3-2012 và Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29-6-2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 5-3-2012 của Bộ GD-ĐT. Dưới đây là những nội dung mới được bổ sung trong thông tư này.
* Chính sách ưu tiên:
Theo đó, những thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học. Nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng hoặc đại học theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ ĐKDT theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông, dự thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT và được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường cao đẳng hoặc trường đại học.
Cũng theo quy định tại thông tư này, các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này (trừ những thí sinh đã được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng) với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Quy định mới về môn thi, vật dụng mang vào phòng thi:
Theo quy định mới tại thông tư này, khối N thi môn Ngữ văn và 2 môn Năng khiếu; khối H thi môn Ngữ văn và 2 môn Năng khiếu; khối S thi môn Ngữ văn và 2 môn Năng khiếu.
Đề thi, đáp án, thang điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ khi chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Quá trình làm đề thi; chuyển giao đề thi cho ban chỉ đạo tuyển sinh của bộ, tới các cơ sở được giao nhiệm vụ in, sao đề thi; quá trình in, sao, đóng gói đề thi, chuyển giao tới các điểm thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau đây.
Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Trên cơ sở điểm sàn do Bộ GD-ĐT công bố, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30-10 hằng năm.
NV
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kinh tế khó khăn mà chồng thích “an phận”
- ·Dự án điện gió nổi ngoài khơi kết hợp với trang trại lồng cá bền vững
- ·Xe điện làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ
- ·Phó Thủ tướng: Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải
- ·Tôi phải lòng chàng nhân viên trẻ
- ·Dự án điện gió nổi ngoài khơi kết hợp với trang trại lồng cá bền vững
- ·Hệ lụy của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đến năm 2050
- ·Chuyên gia nêu nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí nhất thế giới
- ·Ép gả con gái 16 tuổi, bố mẹ bị xử phạt như thế nào?
- ·Chỉ số chất lượng không khí AQI là gì?
- ·Muốn con riêng được thừa kế toàn bộ tài sản
- ·Nam Youtuber nổi tiếng cứu sống đại bàng hoàng đế quý hiếm
- ·Lò phản ứng hạt nhân kiểu nhỏ trên container cấp điện vùng sâu vùng xa
- ·Mô hình kinh doanh đột phá đón đầu 'làn sóng' xanh hóa
- ·Ước mong có 25 triệu phẫu thuật để khỏi liệt
- ·Nơi 'ô nhiễm không khí nhất Hà Nội'
- ·Chuyên gia nêu nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí nhất thế giới
- ·Trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất châu Âu trông thế nào?
- ·5 lần quan hệ với bạn gái 14 tuổi, tội gì?
- ·Người dân TP.HCM mua xe máy điện được hỗ trợ vốn