Ford đang chế tạo các bộ phận ô tô điện từ cây ô liu.
Cây ô liuđược tiêu thụ trên khắp thế giới, được dùng nhiều trong ẩm thực, chiết dầu. Việc cắt tỉa cây ô liu trong quá trình thu hoạch tạo ra 7 triệu tấn chất thải mỗi năm, vì vậy các kỹ sư của Ford ở Cologne, Đức, khởi động dự án nghiên cứu tên COMPOlive. Dự án nhằm khám phá cách tái sử dụng cây, cành cành ô liu để sản xuất phụ tùng ô tô.
Họ lấy chất thải từ cây ô liu ở Andalusia, Tây Ban Nha (vốn là khu vực có sản lượng dầu ô liu cao nhất thế giới), và kết hợp nó với nhựa tái chế theo tỷ lệ bao gồm 40% sợi cây ô liu và 60% nhựa polypropylen tái chế. Hỗn hợp các chất này được nung nóng và ép phun thành hình dạng của bộ phận chỗ để chân và bộ phận ở khu vực cốp xe dành cho ô tô.
Sau khi thử nghiệm các bộ phận nguyên mẫu này bằng vật liệu composite sinh học thành phẩm, các kỹ sư nhận thấy chúng nhẹ, bền và chắc chắn. Điều này nghĩa là Ford có khả năng giảm lượng nhựa sử dụng trong sản xuất xe, giảm lượng khí thải carbon trong các bộ phận ô tô, sử dụng nhiều bộ phận tái chế và tái tạo hơn trong các mẫu ô tô của mình.
Các kỹ sư của Ford thử nghiệm vật liệu còn cho rằng, các bộ phận này đều bền bỉ, khả năng mở đường cho việc sử dụng hàng loạt trong cả các dòng ô tô điện.
“Tại Ford, chúng tôi luôn tìm cách để trở nên bền vững hơn, và đôi khi cảm hứng có thể đến từ những thứ khó ngờ nhất. Bằng cách sử dụng chất thải từ cây ô liu, chúng tôi có thể thay thế một lượng đáng kể nguyên liệu thô có nguồn gốc từ dầu mỏ ở các bộ phận bên trong ô tô”,Inga Wehmeyer, trưởng dự án của Ford chia sẻ.
Còn Thomas Baranowski, chuyên gia ép phun vật liệu nhận định, để có được hỗn hợp vừa phải, nhóm đã phải thử nghiệm với các tỷ lệ khác nhau của vật liệu cây ô liu phế thải và polypropylen. Đó là công việc khó khăn nhưng cuối cùng nó đã giúp nhóm cộng sự tạo ra một loại vật liệu không hề ảnh hưởng đến sức mạnh, độ bền hoặc tính linh hoạt.