【bong đá blu】Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chống biến đổi khí hậu
Hơn 100 đại biểu đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ các địa phương tham dự đối thoại trực tuyến. Ảnh: Khánh Ly |
Đối thoại chính sách “Hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu sau ảnh hưởng dịch Covid-19”, là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2022, do các Cơ quan Liên Hợp quốc ở Việt Nam tổ chức với chủ đề toàn cầu "Bình đẳng hôm nay vì một ngày mai bền vững".
Chủ đề này nhằm ghi nhận sự đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới, những người đang đi đầu trong công tác thích ứng, giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm xây dựng một tương lai bền vững hơn.
Chia sẻ tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, vẫn còn những định kiến giới đối với vai trò, năng lực và đóng góp của phụ nữ trong các hoạt động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Khánh Ly |
"Để có hiệu quả nhất, các chính sách và chương trình về khí hậu, môi trường và rủi ro thiên tai phải đặt phụ nữ và trẻ em gái vào trung tâm của việc ra quyết định. Đảm bảo lồng ghép giới vào các chính sách và chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai, khí hậu và môi trường thông qua thực hiện phương pháp tiếp cận toàn chính phủ, có sự tham gia của các bộ quản lý ngành, bộ máy bình đẳng giới quốc gia, các nghị sĩ, lãnh đạo các thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức và đầu mối kỹ thuật chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai" - bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ.
Đại diện UN Woman cũng chia sẻ, 6 nhóm đề xuất chính của phía Việt Nam tại Phiên họp 66 của Ủy ban địa vị phụ nữ, bao gồm: Lồng ghép các khía cạnh giới vào các chính sách và chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai, khí hậu và môi trường; thúc đẩy sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ, trong đó, đảm bảo sự tham gia và lãnh đạo đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ ở tất cả các cấp quản lý về biến đổi khí hậu, môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Mở rộng tài chính có trách nhiệm giới, bao gồm tăng cường tài trợ công và tư cho các tổ chức doanh nghiệp của phụ nữ có các sáng kiến về biến đổi khí hậu, môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; xây dựng khả năng thích ứng và chống chịu của phụ nữ, thông qua cung cấp tài chính, cơ sở hạ tầng bền vững, dịch vụ công, bảo trợ xã hội và việc làm tốt cho phụ nữ. Tăng cường số liệu thống kê giới và dữ liệu có phân tách theo giới nhằm cung cấp cho các chính sách và chương trình về biến đổi khí hậu, môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, môi trường; thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế xanh và tái tạo có nhiệm giới, trong đó, an sinh xã hội là trung tâm.
Tại buổi đối thoại, các đại biểu đến từ các địa phương cùng đặt ra nhiều câu hỏi cho các khách mời, xoay quanh các khó khăn thách thức mà phụ nữ gặp phải trong quá trình phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đại diện từ các bộ, ngành đã cùng chia sẻ về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ. Nhiều ý kiến cho rằng, để hỗ trợ phụ nữ đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, hoàn thiện quy định chính sách từ các bộ, ban ngành. Hiện nay, hệ thống chính sách có rất nhiều, nhưng khó phân tách những vấn đề ưu tiên cho phụ nữ.
Để xóa bỏ dần các rào cản, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận dễ dàng hơn với những ưu đãi, các nhà quản lý cần cụ thể hóa việc lồng ghép bình đẳng giới vào các chương trình, chiến lược, dự án theo hướng thiết thực, hiệu quả; thúc đẩy ngân sách cho các dự án, doanh nghiệp do nữ làm chủ; tăng cường các họat động chia sẻ kinh nghiệm và để phụ nữ tham gia các chương trình phát triển sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu…
Các chuyên gia cho rằng, kết quả trao đổi thảo luận tại buổi đối thoại, sẽ góp phần thúc đẩy đề xuất các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thận trọng với các hình thức lừa đảo tiền lợi dụng uy tín ngân hàng
- ·Bộ Công Thương: Đề nghị Hoa Kỳ loại nhôm thép Việt khỏi phạm vi tăng thuế
- ·Nanogen nâng cấp thuốc viêm gan để thử nghiệm điều trị Covid
- ·Quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
- ·Cảnh báo tình trạng mạo danh đăng kiểm viên để bán bảo hiểm
- ·Chế độ dinh dưỡng giúp F0 cách ly tại nhà nâng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh
- ·Tin tức covid
- ·Bộ Y tế phân bổ 3 triệu liều vắc xin Covid
- ·Thủ tướng chỉ đạo công tác điều hành giá năm 2021
- ·Hết 2 tháng năm 2018: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 68,51 tỷ USD
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2023
- ·Hà Nội ghi nhận thêm 21 ca Covid
- ·Tâm lý còn trì trệ nên cải cách chưa thực sự hiệu quả
- ·10 sự kiện kinh tế
- ·Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Campuchia về Việt Nam của CTS
- ·Công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu phù hợp với thị trường
- ·Đã hoàn thành quyết toán 55 dự án BOT, BT
- ·Xuất khẩu gạo dần “sang trang”
- ·Hiệu quả của các loại vaccine Covid
- ·Sản xuất công nghiệp sẽ “chuyển mình” như thế nào?