【kết quả bống đá】Cô gái khởi nghiệp từ việc tái chế quần jeans thành chiếc túi mới độc đáo
Khởi nguồn từ một dự án phi lợi nhuận vào năm 2013,ôgáikhởinghiệptừviệctáichếquầnjeansthànhchiếctúimớiđộcđákết quả bống đá chiến dịch giải cứu quần jean của Bùi Thị Kim Ngân (35 tuổi, Hà Nội) bây giờ đã phát triển thành một thương hiệu túi tái chế có dấu ấn riêng trên thị trường.
Ngân kể, ngày xưa cô chỉ làm túi jean cho vui, nhưng dần dần chiến dịch đổi 6 quần cũ lấy 1 túi mới được lan toả. Công việc ngày một nhiều lên, một mình cô không thể làm xuể nên phải thuê thêm thợ. “Mà để có tiền trả công cho thợ thì phải bán túi thôi”.
Năm 2019, Ngân bắt đầu bán túi tái chế từ quần jean cũ. Cô nhận từ khách hàng những sản phẩm jean không còn sử dụng nữa để “tái sinh” chúng thành những chiếc túi độc đáo, mang màu sắc riêng. Cô cũng sản xuất những chiếc túi may sẵn từ nguyên liệu jean cũ, lỗi mốt, hàng loại từ các nhà máy mà nếu không được tái chế thì rất có thể sẽ trở thành rác thải thời trang.
“Chiếc túi đầu tiên tôi làm là từ váy bầu ‘size’ lớn chị gái cho. Sản phẩm mới là chiếc túi cho em gái đi học”.
Ban đầu, cô hướng tới thị trường nước ngoài - nơi sản phẩm tái chế là thứ quen thuộc với khách hàng hơn.
Nếu như những thiết kế cho khách hàng nước ngoài khá đơn giản và phóng khoáng thì những sản phẩm cho thị trường trong nước lại đặt ra những tiêu chí cao hơn. “Khách hàng trong nước không chỉ yêu cầu chất liệu tốt mà còn phải hợp thời trang, mẫu mã đẹp. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu và phát triển những mẫu thiết kế cầu kỳ hơn, điệu đà hơn”.
Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất vì Covid-19, thương hiệu jean tái chế của Ngân hiện có một cửa hàng và 4 điểm bán ký gửi tại Hà Nội và TP.HCM. Dự kiến sắp tới sẽ có thêm một điểm bán ký gửi ở Nha Trang.
Lượng khách hàng mang đồ cũ tới tái chế đã xếp hàng kín đến tháng 6 năm nay. “Để đảm bảo chất lượng và không để khách đợi quá lâu, chúng tôi chỉ nhận khoảng 20-25 đơn đặt riêng mỗi tháng. Mỗi đơn có thể là 1 hoặc vài sản phẩm”.
Ngân cho biết, lượng đơn đặt riêng thường chiếm 20-30% tổng sản phẩm mà xưởng sản xuất.
“Mỗi chiếc quần mà khách gửi đến xưởng đều mang một câu chuyện của riêng nó. Có những khách hàng vì không muốn xả rác ra môi trường nên chọn tái chế, mặc dù phải đợi cả tháng trời, chi phí tái chế cũng ngang với một sản phẩm mua mới. Nhưng họ cảm thấy yêu thích việc được nhìn món đồ cũ ‘sống’ lại.
Có những khách hàng lại chọn tái chế vì đó là món đồ kỷ niệm, mang nhiều giá trị tinh thần. Ví dụ như có chị mang quần áo của người mẹ đã mất tới để tái chế thành túi. Lại có người mang chiếc quần đã mua cách đây mười mấy năm cho người yêu từ tháng lương đầu tiên đến để biến nó thành một chiếc túi thay vì bỏ quên nó trong tủ đồ.
Có cả những khách gửi đồ từ nước ngoài về để tái chế. Rõ ràng chi phí và công sức họ bỏ ra cho một sản phẩm tái chế đã không còn là vấn đề nữa, mà nó đã mang những giá trị khác cao hơn”.
Ngân cũng chia sẻ rằng, những khách hàng đến với jean tái chế cũng là những tính cách khá đặc biệt. “Thường họ là những người có cá tính, có gu riêng, không chạy theo ‘trend’. Họ cũng là những người biết hưởng thụ và có điều kiện tài chính. Bởi vì không phải ai cũng kỳ công gửi quần áo cũ đến, chờ đợi một chiếc túi hàng tháng trời, lại có giá ngang với sản phẩm mới”.
Nói về những khó khăn trong quá trình phát triển thương hiệu, bà chủ sinh năm 1988 cho biết, giai đoạn khó khăn nhất chính là cộng đồng chưa có thói quen sử dụng chất liệu tái chế.
“Việc khó nhất là đào tạo thị trường, tăng độ phủ. Thậm chí, nhiều người vẫn cho rằng không nên sử dụng chất liệu tái chế vì lý do này lý do kia. Đây thực sự là thị trường ngách. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, sản phẩm tái chế đã có chỗ đứng riêng của mình. Thậm chí, đã có những hãng thời trang lớn bắt đầu phát triển các sản phẩm tái chế. Con đường đã rộng hơn cho mình và mọi người”.
Khó khăn thứ hai khi làm sản phẩm tái chế chính là ở tính chất đặc biệt của nó: thủ công. Vì làm thủ công và từ nguyên liệu cũ nên rất khó để đưa vào vận hành tự động, khâu nào cũng cần Ngân phải tham gia.
“Có một đối tác Trung Quốc từng đặt vấn đề hợp tác với tôi. Họ đề nghị cung cấp nguyên liệu, máy móc, và chỉ cần ý tưởng của tôi thôi. Ví dụ như tôi tái chế một chiếc túi từ 10 chiếc cạp quần cũ thì họ sẽ sản xuất vải cạp quần luôn để mình có thể sản xuất được hàng vạn cái túi. Nhưng như vậy thì đâu còn là tái chế nữa, mà là sản xuất nhanh, sản xuất hàng loạt. Giá trị cốt lõi của thương hiệu lúc ấy không còn nữa. Lúc ấy, khái niệm tái chế chỉ còn là câu chuyện để làm makerting thôi”.
Chính vì thế, việc mở rộng và phát triển là bài toán khó với Ngân. “Câu chuyện của mình vẫn phải là tái chế, là nâng cấp nó lên, chứ không phải là lấy đồ mới ra làm rồi nói là tái chế. Làm thế thì sẽ đi ngược lại tất cả. Thương hiệu nào cũng có giá trị cốt lõi, nếu không giữ được giá trị đấy thì không khác gì ‘treo đầu dê bán thịt chó’”, bà chủ của tái chế quần jean khẳng định.
Cụ bà Philippines 106 tuổi giữ bí quyết xăm hình bằng gai, que tre và nhọ nồi
Dù tuổi đã cao nhưng bà Apo Whang-Od vẫn thực hiện kỹ thuật xăm bằng gai nhọn, que tre, nhọ nồi ở Philippines.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Kiến nghị hủy vụ án tranh chấp 3m2 đất
- ·Nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu năm 2022
- ·Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Ước đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Thiếu thông tin quy hoạch dẫn đến “sốt ảo” đất đai, bất ổn thị trường
- ·Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?
- ·Sản xuất hàng giả, một đối tượng bị Công an khởi tố
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Việt Nam đề nghị New Zealand tiếp tục hỗ trợ vắc xin Covid
- ·Giám sát là “liều kháng sinh” đủ mạnh để chống thất thoát, lãng phí
- ·Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc với công ty thuộc Tập đoàn Viettel tại Campuchia
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Niên hạn cho chung cư
- ·Bộ Công an ra mắt Trung đoàn Không quân Công an nhân dân
- ·Lãnh đạo Bộ Tài chính chúc mừng thầy, cô giáo Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·18 bị cáo tội tham nhũng nguyên là cán bộ diện Trung ương quản lý