会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le keo nhà cái】Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn!

【ty le keo nhà cái】Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn

时间:2024-12-23 18:09:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:423次
(VTC News) -

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết,ếxanhởViệtNamcònrấtkhiêmtốty le keo nhà cái kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn với vị trí 79/160 quốc gia được xếp hạng về Chỉ số kinh tế xanh.

Nhận định trên được PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đưa ra tại Diễn đàn Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường lần thứ VIII - năm 2024 với chủ đề "Kinh tế Xanh - Trách nhiệm của nhà sản xuất", sáng 27/6.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ thông tin, Việt Nam hiện đứng ở vị trí 79/160 quốc gia được xếp hạng về Chỉ số kinh tế xanh. Xét về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang đứng ở vị trí 73/245 quốc gia trên toàn cầu, và xếp thứ 16/50 ở khu vực châu Á.

"Những con số tổng quát cho thấy, kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Việt Nam đã thực hiện tốt các khía cạnh bảo vệ vốn tự nhiên, nhưng đang phải đối mặt với thách thức về khía cạnh hiệu quả tài nguyên và các cơ hội kinh tế xanh", Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nói.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Chuyển đổi kinh tế xanh là bắt buộc

Chia sẻ về hiện trạng kinh tế xanh ở Việt Nam, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, năm 2020, quy mô nền kinh tế xanh của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, tương đương với 2% GDP. Trong đó, 41% là từ ngành năng lượng, 28% từ hoạt động nông - lâm nghiệp, 14% từ hoạt động công nghiệp và 17% từ các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xử lý rác thải và xây dựng.

Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam giảm khoảng 10 - 12%/năm và hiện nay, quy mô ước đạt 4 - 4,5% trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế nâu vẫn tới 95% quy mô nền kinh tế.

"Việc chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc trên thế giới, với công cụ là mô hình kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn không chỉ tập trung vào nền kinh tế xanh, mà còn chú trọng chuyển đổi từ nâu sang xanh và cả kinh tế nâu. Vì vậy, đây được coi là mô hình điển hình trên thế giới để có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050", PGS.TS Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh.

Việt Nam là một trong 3 nước đã ký Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Theo đó, các đối tác phát triển sẽ hỗ trợ 15,5 tỷ USD nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho hay, đây là nguồn vốn đầu tiên, dẫn dắt để có thể huy động nguồn lực lớn hơn từ quốc tế thực hiện mục tiêu giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi kinh tế từ nâu sang xanh.

Một số quy định quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, tháng 10/2023, Liên minh châu Âu áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), tác động trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu của 4 ngành hàng thép, nhôm, phân bón, xi măng.

Tới đây, từ 1/1/2025, tất cả các cái mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Châu Âu có nguồn gốc từ phá rừng sau ngày 31/12/2020 sẽ không được thông quan. Mỹ cũng đưa ra dự thảo về Luật Cạnh tranh và dự kiến áp dụng quy định tương tự CBAM ở châu Âu. Anh cũng đã thông qua quy định về CBAM riêng.

"Những quy định toàn cầu gần đây làm thay đổi cấu trúc thương mại, đầu tư toàn cầu. Các yêu cầu đều tập trung vào mục tiêu xanh nhằm ứng phó với 3 cuộc khủng hoảng hành tinh, đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trong bối cảnh đó, nếu doanh nghiệp của Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng sẽ không có khả năng đối mặt với tình hình mới", vị chuyên gia nêu thực tế.

Theo các tổ chức tài chính trên thế giới, việc xây dựng báo cáo phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nếu không có báo cáo này, doanh nghiệp có thể bị hạ định mức tín nhiệm. Các nước trên thế giới sẵn sàng hy sinh 1% thị phần từ Việt Nam để bảo vệ 99 % thị phần còn lại của họ.

Ông Nguyễn Đình Thọ nêu thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội và đô thị) và báo cáo phát triển bền vững để đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, cũng như các thị trường giá trị thương mại lớn khác.

Khác với trước đây, rủi ro của doanh nghiệp có thể được xác định dựa trên lịch sử hoạt động của doanh nghiệp và tác động diễn ra từ từ. Hiện nay, doanh nghiệp có thể đột ngột bị loại khỏi thị trường nếu không tuân thủ theo quy định. Và như vậy, dòng xuất khẩu và đầu tư cũng sẽ dừng đột ngột.

Các tiêu chuẩn báo cáo phổ biến hiện nay là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). Hai hệ thống tiêu chuẩn này còn đi kèm theo các báo cáo khác, như công bố tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD)... Đây là những bộ tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới và thực hiện.

Ông Nguyễn Đình Thọ lưu ý doanh nghiệp cần ý thức rằng, nội dung đưa vào báo cáo không chỉ có hoạt động trồng cây, làm từ thiện mà là trách nhiệm doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định quốc tế, quy định pháp luật của Việt Nam. Trong Nghị định 06/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, nhận báo cáo phát thải của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn ISO 14065 và thực hiện báo cáo phát thải theo ISO 14064.

"Việc phát triển bền vững theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục tham gia thương mại toàn cầu. Động lực từ doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, carbon thấp sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí trong 20 nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới" PGS.TS nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh.

Doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường

Trước đó, phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhìn nhận, thời gian gần đây, sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững, giảm phát thải ra môi trường đã được nâng cao rõ rệt.

Nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh xanh là chiến lược và là lợi thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn cũng đã nhanh chóng vào cuộc, đẩy mạnh chuyển đổi xanh phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới mục tiêu Net Zero.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá sự thay đổi này chủ yếu diễn ra chủ yếu ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khá nhiều nhưng chưa quan tâm thích đáng và chưa có chuyển biến rõ nét.

"Do vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt nâng cao hiểu biết, nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nắm bắt các quy định liên quan của cả trong nước và quốc tế", ông Lê Công Thành nói.

Từ thực tiễn đó, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần phải có quyết sách đủ mạnh để cụ thể hóa quan điểm "đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững"; đồng thời huy động được nguồn lực xã hội hóa và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề xuất hệ thống quan điểm mới, tư duy mới đáp ứng bối cảnh tầm nhìn đến 2050. Quan điểm xuyên suốt là Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, doanh nghiệp và người dân là trung tâm và chủ thể thực hiện, cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Diễn đàn Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và môi trường đã trở thành sự kiện thường niên và là địa chỉ để các bên liên quan cùng chia sẻ, trao đổi về các lĩnh vực quan trọng, vấn đề nóng của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Qua mỗi kỳ tổ chức, Diễn đàn ngày càng nhận được sự quan tâm, tham gia hưởng ứng của nhiều nhà quản lý ở cả Trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

"Tại Diễn đàn hôm nay, tất cả các ý kiến của đại biểu sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu để phục vụ nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường. Mục tiêu chung nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26", ông Lê Công Thành nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại Diễn đàn, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc. Nếu so với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15 - 20% và năm 2045 đạt khoảng 25 - 30% trong Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị (định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045), công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Năm 2023, Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ cacbon thông qua Ngân hàng Thế giới thu về 51,5 triệu USD; năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 hecta canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha); có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…

Những kết quả trên cho thấy, dù là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã chủ động hội nhập xu thế phát triển thời đại. Thúc đẩy để chuyển nhanh sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế tuần hoàn và luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt là phát triển bền vững và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

Anh Nhật

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ngành Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024
  • Thủ tướng dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị
  • Đã báo cáo UB Kiểm tra TƯ vụ bà Hồ Thị Cẩm Đào cưới rình rang cho con
  • Thủ tướng tiếp song phương bên lề lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản
  • Đón tết không quên phòng, chống dịch bệnh
  • Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng đông nhất trong 13 kỳ Đại hội
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
  • Công tác phòng chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại đạt kết quả tích cực
推荐内容
  • Giao thông nông thôn
  • Giá thịt lợn tăng cao, Phó Thủ tướng chỉ đạo hỏa tốc 4 bộ ngành
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định nhân sự mới
  • Đồng Nai tính om 1 năm mới làm sân bay Long Thành dù có 11 nghìn tỷ
  • Những điểm mới trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng
  • Thành ủy TP.HCM có thêm 3 Ủy viên Ban Thường vụ