【lịch thi đấu bóng da hom nay】Lợi nhuận của báo chí chính là sức mạnh & hiệu quả thông tin
Từ bài viết của Tổng Bí thư: Sức mạnh nhân dân là cội nguồn thắng lợi | |
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả thông tin,ợinhuậncủabáochíchínhlàsứcmạnhamphiệuquảthôlịch thi đấu bóng da hom nay tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị | |
Viết tiếp ‘biên niên sử’ báo chí về dân tộc Việt Nam |
Nhà báo Hồ Quang Lợi. |
Vấn đề về kinh tế báo chí đã được đề cập tới từ hàng chục năm trước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ quan báo chí đã phải “bóc ngắn cắn dài” để có thể tồn tại. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Nói đến kinh tế báo chí chính là nói đến nguồn thu của các cơ quan báo chí, mà nguồn thu của cơ quan báo chí chính là một yếu tố căn bản nhất để đảm bảo vấn đề tự chủ tài chính.
Đúng như đã nói ở trên, sự tác động của dịch Covid-19 đã khiến nhiều cơ quan báo chí lâm vào tình trạng “bóc ngắn cắn dài”, đôi khi phải dùng đến biện pháp có tính chất giải cứu theo kiểu “hà hơi thổi ngạt”, cho “qua ngày đoạn tháng” cùng với đó là tình trạng nợ lương, nợ nhuận bút, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, việc đảm bảo chính sách xã hội đối với người làm báo cũng gặp không ít khó khăn.
Việc khó khăn về nguồn thu có tác động không nhỏ đến sự khách quan, công tâm của báo chí, đạo đức làm nghề, có thể dẫn tới hiện tượng che đậy, bóp méo, thổi phồng sự thật, thậm chí bẻ cong ngòi bút. Điều này làm người làm báo dễ mất tư thế khi tác nghiệp, còn cơ quan báo chí dễ mất vị thế của mình. Đây là một bài toán khó khi cơ quan báo chí vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa phải tự bươn chải để đảm bảo nguồn thu.
Nói như vậy nghĩa là báo chí đang phải gánh quá nhiều vai trong khi vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ về chính trị cũng như đảm bảo về chất lượng thông tin?
Cơ quan báo chí không phải là một doanh nghiệp. Cơ quan báo chí đảm trách nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng và văn hoá. Một khi xác định báo chí làm nhiệm vụ chính trị thì không thể để báo chí tự bơi, tự vật lộn trong thương trường. Cho nên, vấn đề cân bằng, hài hoà giữa nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ kinh tế của mỗi cơ quan báo chí cần phải được rà soát, đánh giá một cách kỹ lưỡng, khách quan.
Lợi nhuận của cơ quan báo chí có nên được “đong đếm” bằng các con số về tiền, thưa ông?
Tôi cho rằng, lợi nhuận của một cơ quan báo chí không phải làm ra bao nhiêu tiền, mà chính là sức mạnh và hiệu quả thông tin mà cơ quan báo chí đó đưa ra xã hội thông qua các sản phẩm báo chí của mình, sẽ tạo động lực tinh thần, sự cổ vũ lớn lao, khơi lên khát vọng, bồi đắp niềm tin xã hội, huy động cao nhất các nguồn lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấy mới là cái lãi lớn nhất của báo chí, chính vì vậy không thể đánh giá doanh thu của một cơ quan báo chí bằng tỷ lệ đóng góp vào NSNN mà phải so với hiệu quả, tác động xã hội vô cùng to lớn mà báo chí tạo ra.
Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá ở góc độ như trên để từ đó có chính sách phù hợp hơn cho các cơ quan báo chí. Cá nhân tôi thiên về hướng Nhà nước cần có sự hỗ trợ báo chí hơn nữa để các tờ báo khó khăn sớm vượt qua khó khăn, còn những đơn vị vốn đã hoạt động tốt thì nay có điều kiện phát triển hơn nữa.
Đặc biệt, theo tôi, trong vấn đề thuế, cần bỏ tư duy coi báo chí như một doanh nghiệp đơn thuần, để báo chí có thêm nguồn lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Vậy theo ông, đâu sẽ là nguồn thu chính của các cơ quan báo chí mà vẫn đảm bảo người làm báo có tư thế, cơ quan báo chí có vị thế?
Nguồn thu của cơ quan báo chí có thể nói là rất rộng, không chỉ từ quảng cáo, quảng bá của các doanh nghiệp. Nhìn sâu xa, nguồn thu chính của cơ quan báo chí chính là đến từ lượng phát hành, độ phủ sóng của tác phẩm báo chí đến với bạn đọc, sự đón nhận của độc giả, cũng như tính lan toả, hình ảnh của cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, nếu một cơ quan báo chí chỉ tập trung vào tăng view bằng các thông tin phản cảm, kích thích sự tò mò, nuôi dưỡng thị hiếu tầm thường, không đúng với mục đích, tôn chỉ của tờ báo thì cũng chỉ là “ăn xổi ở thì”, chắc chắn sẽ bị đào thải. Nội dung mới chính là “trái tim” của sản phẩm báo chí.
Đặc biệt, trong thời gian qua, cả cơ quan báo chí và cả các cơ quan nhà nước đều chưa thực sự sát sao trong vấn đề bản quyền báo chí. Trong khi đây lại là một nguồn thu khá lớn cho các cơ quan báo chí khi có thể thu được phí bản quyền từ các nhà mạng xuyên biên giới như Facebook, Google và từ các trang tin trong và ngoài nước. Chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể về vấn đề này, trong khi bản quyền sẽ là hướng đi cơ bản để tăng nguồn thu cho báo chí trong thời gian tới. Ngoài ra, cơ quan báo chí không chỉ bị bó hẹp trong các sản phẩm báo chí mà có thể tổ chức sự kiện, hội thảo, hội chợ, kinh doanh… trên nhiều lĩnh vực.
Một nguồn thu nữa cho các cơ quan báo chí trong thời gian tới đó chính là sự đặt hàng của Nhà nước, tuy nhiên, nguồn thu này còn quá ít và yêu cầu sự chủ động “chào hàng” của các cơ quan báo chí chứ không thể “há miệng chờ sung” được. Bởi đối với những cơ quan báo chí lớn, Nhà nước có thể đặt hàng trong kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ cho sự điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, đó là đặt hàng cao nhất. Còn với những đơn hàng cụ thể, có tính trọng tâm, trọng điểm thì các cơ quan báo chí phải năng động, chủ động nghiên cứu, đề xuất. Nói một cách chính xác, bản thân mỗi cơ quan báo chí tuỳ vào tôn chỉ mục đích để chủ động “chào hàng”, chính mình phải nghĩ việc cho mình.
Theo ông, ngoài tự thân tìm nguồn thu, Nhà nước cần có giải pháp gì để hỗ trợ các cơ quan báo chí, để các cơ quan báo chí có thể tự chủ được hoàn toàn, không phải vật lộn với bài toán “cơm áo gạo tiền”?
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, để khắc phục tình trạng giảm nguồn thu, trách nhiệm trước hết là từ chính các cơ quan báo chí, như nâng cao chất lượng ấn phẩm; sản phẩm phải có bản sắc riêng; cải tiến cách thức vận hành tòa soạn... Tất nhiên, việc khắc phục giảm nguồn thu báo chí cũng phải đến từ hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, trong đó quan trọng nhất là cần có chính sách chia sẻ về thuế đối của các nhà mạng. Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ đồng hành cùng các cơ quan báo chí, đề nghị Chính phủ, các ngành, địa phương cùng có những chính sách cụ thể, đồng bộ trong việc hỗ trợ các cơ quan báo chí.
Để tự chủ tài chính, mặc dù là đơn vị sự nghiệp nhưng do đặc thù nên cần có chính sách riêng cho các cơ quan báo chí, đơn cử như cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng cần được xác lập một cách cụ thể, đi đôi với việc bố trí kinh phí xứng tầm với nhiệm vụ.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:World Cup)
- ·Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Ông Philipp Munzinger, Giám đốc ESP: Việt Nam dẫn đầu ASEAN về mở rộng hệ thống năng lượng tái tạo
- ·Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam: Thành công của Samsung là thành công của Việt Nam
- ·Chuyển biến qua “tự soi, tự sửa”
- ·BHXH Việt Nam: 100% người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên tham gia BHYT năm 2023
- ·Quy định mới về cung cấp thông tin xe ra, vào bến xe khách
- ·Khai mạc Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ 14
- ·Thái Nguyên quy hoạch trường đua ngựa 100 ha, vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD
- ·Review Bộ đôi trị rạn da tốt cho các mẹ sau sinh
- ·Quảng Nam sẽ chấm dứt hoạt động dự án Mai House Hội An
- ·Mở các đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán
- ·Thua Thái Lan 1
- ·Đề xuất đầu tư 1.070 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng 20 km Quốc lộ 15
- ·Sôi nổi Hội thao các câu lạc bộ mô tô Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh lần 1 năm 2024
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
- ·Đề xuất làm đường bộ ven biển 8.409 tỷ đồng; cải tạo 3 quốc lộ 7.158 tỷ đồng
- ·Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
- ·Thời điểm hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện từ 01/01/2025
- ·BHXH Việt Nam sẵn sàng triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong KCB BHYT
- ·Bộ Tài chính quyết định giảm mạnh một loạt khoản phí, lệ phí