会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng đá nữ australia】Tăng tốc cải thiện chỉ số DTI!

【bảng xếp hạng bóng đá nữ australia】Tăng tốc cải thiện chỉ số DTI

时间:2025-01-09 18:44:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:153次

Báo Cà Mau(CMO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố kết quả chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2022. Theo đó, chỉ số DTI của Cà Mau tăng 114 điểm so với năm 2021, nhưng giảm 20 hạng so với cùng kỳ, xếp 58/63 tỉnh, thành phố cả nước. Dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực, song sự cải thiện trong từng chỉ tiêu chuyển đổi số (CÐS) vẫn còn chậm so với kỳ vọng.

DTI còn được xem là chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng của CÐS. Ðây là năm thứ 3 Bộ TT&TT đánh giá chỉ số DTI của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, bộ chỉ số DTI cấp tỉnh gồm 9 chỉ số chính, với 98 chỉ số thành phần (gồm 190 chỉ số chi tiết trong 98 chỉ số thành phần), có tổng số điểm là 1.000.

Theo kết quả công bố, trong 9 chỉ số chính (trong đó, có 1 chỉ số là Ðô thị thông minh Bộ TT&TT chưa đánh giá) thì năm 2022 Cà Mau có đến 6/8 chỉ số tăng giá trị và tăng điểm, gồm: Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; An toàn thông tin mạng; Chính quyền số. Trong đó, tăng điểm nhiều nhất là Nhận thức số và Chính quyền số. 2 chỉ số giảm điểm, đó là Kinh tế số và Xã hội số.

 Các thủ tục hành chính được công khai niêm yết bằng mã QR, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu.

Tại hội nghị trực tuyến 3 cấp sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về công tác CÐS và thực hiện Ðề án 06 vừa qua, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chỉ đạo: “Qua kết quả tổng thể cho thấy, vô hình trung Cà Mau có tăng điểm nhưng vẫn chậm so với các tỉnh khác. Và tổng số điểm của tỉnh vẫn chưa đạt trên trung bình, Cà Mau chỉ đạt 468/1.000 điểm. Trong đó, chỉ số An toàn thông tin mạng dù cải thiện (tăng 30 điểm) nhưng chỉ mới đạt 44 điểm; Hoạt động xã hội số lại giảm 22 điểm, Hoạt động kinh tế số giảm 2 điểm. Ðây là điều rất đáng quan tâm. Bởi CÐS là phục vụ người dân và doanh nghiệp và phải đảm bảo an toàn thông tin. Do vậy, các sở, ngành, địa phương cần nhận thức rõ vấn đề, rà soát, đánh giá lại từng chỉ tiêu, tập trung quyết liệt các giải pháp, góp phần tăng chỉ số DTI của tỉnh từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo”.

Xét theo chỉ số thành phần, năm 2022, tỉnh có 30 chỉ số thành phần đạt điểm tối đa, 17 chỉ số thành phần không có điểm và 48 chỉ số thành phần bị trừ điểm.

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở TT&TT, nhìn nhận: “Giảm hạng này trước hết là trách nhiệm của Sở TT&TT - cơ quan thường trực CÐS của tỉnh, là cơ quan tham mưu đề xuất trong chỉ đạo điều hành của tỉnh về CÐS. Mặc dù số điểm tăng so với năm 2021 nhưng thứ hạng giảm. Ðây là kết quả khá bất ngờ và cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót trong công tác CÐS của địa phương thời gian qua, để từ đó có giải pháp cải thiện và thúc đẩy hơn nữa”.

 Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến tuy có những chuyển biến tích cực trong năm 2023, nhưng hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là bộ phận một cửa còn hạn chế, chưa bảo đảm tốt cho triển khai dịch vụ công trực tuyến

Phân tích nguyên nhân tụt hạng sâu, ông Trần Quốc Chính cho biết: “Có các nguyên nhân chủ quan như năng lực, trình độ của đội ngũ công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của CÐS nhanh như hiện nay. Tiếp đến là dù đã có chỉ tiêu, giải pháp nhưng cách làm, cách tổ chức thực hiện chưa phù hợp với cách đánh giá của bộ, ngành. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc lại chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Ðây là 3 lý do hết sức cơ bản”.

Thực tế cũng cho thấy, về chỉ số “Nhân lực số”, mặc dù đạt điểm khá cao với 65/100 điểm, song, có tới 4 chỉ số thành phần đạt điểm rất thấp đó là: tỷ lệ công chức, viên chức (CCVC) chuyên trách, kiêm nhiệm về CÐS đạt 0,49/10 điểm; tỷ lệ CCVC chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng đạt 1,07/10 điểm; tỷ lệ người lao động được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số (0,04/5 điểm); số lượng người dân được phổ cập kỹ năng số cơ bản trên nền tảng OneTouch (0,26/5 điểm).

Ông Trần Quốc Chính chia sẻ thêm: “Cán bộ, CCVC chuyên trách, kiêm nhiệm về CÐS trong các cơ quan Nhà nước các cấp hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (chiếm 0.49%). Mặt khác, cả tỉnh chưa có cán bộ, CCVC chuyên trách về An toàn toàn thông tin mạng. Số lượng cán bộ, CCVC được đào tạo tập huấn về CÐS vẫn còn ở mức trung bình (chiếm 5.53%/tổng số cán bộ, CCVC)”.

Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước các cấp hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (0.49%); mặt khác, cả tỉnh chưa có cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về an toàn thông tin mạng. (Ảnh chụp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Ðầm Dơi).

“An toàn thông tin mạng” cũng là một trong những chỉ số quan trọng, song có tới 3/12 chỉ số thành phần bị điểm 0. Ðó là số lượng máy chủ của cơ quan Nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC); Số lượng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng; và chỉ số thành phần Kinh phí diễn tập, ứng cứu sự cố an toàn thông tin.

Tuy nhiên, bên cạnh nhóm chỉ số tăng điểm so với năm 2021, thì có 2 chỉ số giảm so với năm 2021 là Hoạt động kinh tế số (60/100 điểm), giảm 2 điểm và Xã hội số (27/150 điểm), giảm 27 điểm. Trong đó, một số chỉ số thành phần đạt thấp như: tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 0,01/10 điểm; Số lượng hộ gia đình có địa chỉ số (trên tổng số hộ gia đình) (0/20 điểm); tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho Xã hội số (0,46/20 điểm); số lượng dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân (0,61/20 điểm).

“Có thể thấy, CÐS trong các ngành, địa phương chủ yếu vẫn tập trung nhiều vào phát triển chính quyền điện tử, gặp nhiều lúng túng trong triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số. Bộ máy nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế số tại các sở, ngành và địa phương đều rất mỏng, hầu như chưa có. Người dân có kỹ năng số chưa được nhiều và tập trung chủ yếu ở giới trẻ; số lượng người dùng các nền tảng số trong giao dịch thanh toán trực tuyến, phục vụ đào tạo, học tập trực tuyến, đọc sách trực tuyến còn thấp”, ông Trần Quốc Chính lý giải.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song ông Chính cũng tin tưởng: “Năm 2022, nhiều chỉ tiêu chưa đo lường được. Năm 2023, tỉnh cơ bản đã xây dựng, ứng dụng được các nền tảng số, dữ liệu số và thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, từng bước hình thành công dân số. Do đó, nhiều khả năng năm 2023 chỉ số DTI sẽ cải thiện. Tuy nhiên, sở sẽ quyết liệt hơn trong các nhiệm vụ triển khai, phối hợp các sở, ngành, địa phương để cải thiện đáng kể về số điểm lẫn thứ hạng”./.

 

Hồng Nhung

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
  • Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc
  • 'Nếu tôi làm Chủ nhiệm VPQH, có thể thải được 40% công chức...'
  • Bình Dương công bố 117 trang sao kê ủng hộ tiền miền Bắc bị bão lũ
  • Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
  • Dư luận bức xúc trước bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam
  • Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
  • Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ khống chế đám cháy lớn gần Trường ĐH Đồng Tháp
推荐内容
  • Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Quân đội Ukraine đã rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi khu vực giới tuyến
  • Đồi nứt toác sắp sạt xuống nhà dân, sơ tán hơn 100 người ở Thanh Hóa
  • Cái kết 'thảm' cho Mật vụ Mỹ thích gạ tình trẻ em
  • Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
  • Dự báo thời tiết ngày mai 19/11: Vùng núi có mưa rào nhẹ rải rác