【kết quả bundesliga mới nhất】Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
Quang cảnh phiên họp sáng 23/10. (Ảnh: DUY LINH) |
Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề nghị điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, qua 3 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và của cả nước.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thiên tai, kết hợp với các tác động tiêu cực từ tình hình biến động kinh tế, chính trị thế giới, dẫn đến việc phát triển các ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn nên việc chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án phát triển một số ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu; việc chuẩn bị đầu tư và bố trí nguồn lực để thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng một số loại đất có sự không đồng đều giữa các địa phương, mặc dù đã được phân bổ điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, điều này cũng đã ảnh hưởng tới kết quả phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Từ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và tình hình thực tiễn, việc Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là rất cần thiết để Chính phủ có đủ thời gian tổ chức lập, thẩm định, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, qua 3 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và của cả nước. (Ảnh: DUY LINH) |
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu bao gồm: Điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh); Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các địa phương; trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
“Chính phủ kính trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Nghị quyết kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.
Tiếp tục rà soát, làm rõ nguyên nhân đề xuất điều chỉnh
Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất; tiếp tục rà soát, làm rõ nguyên nhân đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm sát với nhu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, cần rà soát, bổ sung cập nhật số liệu để tăng tính chính xác và thuyết phục, làm rõ các tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng; rà soát kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng đất của địa phương và có phương án phân bổ phù hợp.
Đồng thời, lưu ý quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch cần bảo đảm các định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước trong việc giữ diện tích đất trồng lúa, độ che phủ rừng, quan tâm đến việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đất để phục vụ việc ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện tượng sạt lở, ngập úng, bồi lấp đất…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra (Ảnh: DUY LINH). |
Đối với Nghị quyết về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đây mới là bước Quốc hội cho chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ lập điều chỉnh Quy hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp cuối năm 2025.
“Do đó, Ủy ban Kinh tế tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc thể hiện chủ trương này trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ khẩn trương lập điều chỉnh Quy hoạch trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2025”, ông Vũ Hồng Thanh nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cả nước đã sẵn sàng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2019
- ·Lễ Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa ngày Thất Tịch
- ·8 ý tưởng trang trí tường 'siêu tiết kiệm'
- ·Cặp đôi kể đêm tân hôn bỡ ngỡ khiến khán giả cười lăn
- ·TP.HCM: Đề xuất tăng thu phí dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường
- ·Giá dầu châu Á nới rộng đà giảm trong phiên đầu tuần
- ·Sở thích tự rửa bát, nấu ăn của người giàu
- ·Nga dự chi 391 tỷ USD cho các dự án phát triển chiến lược
- ·Bắt giữ nhóm người Trung Quốc thuê khách sạn, biệt thự để hoạt động phạm tội công nghệ cao
- ·Đưa Đà Nẵng thành trung tâm tổ chức cuộc thi pháo hoa quốc tế
- ·Nhanh chóng chuyển đổi để dệt may thích ứng với tình hình tương lai
- ·Bé gái bị từ chối chơi ở công viên nước vì quá 90 kg
- ·Vườn sân thượng rực rỡ hút mắt của nữ giám đốc
- ·Phi công Mỹ say xỉn hạ cánh máy bay trên đường cao tốc
- ·Làm nghề xe ôm kiêm mối lái mại dâm lãnh án tù
- ·Nhiều kỳ vọng gia tăng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong năm 2024
- ·Để có người nắm tay mình đến già
- ·Nữ đại gia từng ngủ nghĩa địa xây khách sạn, nuôi trăm trẻ bị bỏ rơi
- ·Bộ Y tế: Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm tại các bệnh viện
- ·Ghép 2 thế hệ sống chung ở Mỹ: Người trẻ tiết kiệm, người già vui