【bangr xeeps hang ngoai hang anh】Nhiều kỳ vọng gia tăng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong năm 2024
Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2024 |
Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm
Phân tích của bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, XK tôm của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục giảm 24% đạt 52 triệu USD trong tháng 11/2023.
Theo bà Thu, năm nay, nhu cầu của thị trường Trung Quốc không ổn định. Theo đó, XK tôm của Việt Nam tăng trưởng dương trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại đà giảm trong tháng 9, 10 và 11. Tuy vậy, mức độ sụt giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt.
Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc và Hồng Kông không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho tại nước này mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung giá rẻ từ Ecuador.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng do có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” vào thị trường này với giá chào thấp, nên tôm Việt Nam khó cạnh tranh về giá. Tháng cuối năm nay, XK tôm Việt sang thị trường này dự kiến vẫn giảm so với cùng kỳ.
XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông dao động từ 543 triệu USD năm 2019 đến 664 triệu USD năm 2022. Trong 5 năm qua, XK tôm sang thị trường này không ổn định nhưng thị trường này vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù, XK tôm sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông năm 2023 giảm so với năm 2022 (năm mà kim ngạch XK tôm đạt kỷ lục) nhưng vẫn tăng so với các năm trước đó.
Nhiều dư địa từ thị trường tỷ dân
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, năm 2023 ngành thủy sản đối mặt với nhiều thách thức. Trong khi nhiều thị trường quan trọng sụt giảm mạnh thì Trung Quốc sụt giảm ít nhất. Vì thế, nước này đang trở thành thị trường quan trọng hàng đầu của thuỷ sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng XK chủ lực là tôm.
Xét về cơ hội và tiềm năng, thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đáng chú ý, Trung Quốc có tính đa dạng cao nên sẽ có nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cá tra nhờ giá thành cạnh tranh. Ngoài ra, nước này cũng có lượng khách hàng cao cấp nên phù hợp với những sản phẩm tôm chế biến sâu, vốn là thế mạnh của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng xác định Trung Quốc là thị trường quan trọng cần tập trung phát triển.
Dịch Covid-19 đã chấm dứt, kinh tế Trung Quốc có tín hiệu tích cực, nhu cầu tôm sú, tôm chân trắng đang hồi phục. Vị thế địa lý gần thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc về chi phí logistics. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế nhưng có vẻ họ không dành nhiều ngân sách cho sản xuất thuỷ sản nội địa. Bởi, Trung Quốc không coi đây là ngành hàng chủ lực có lợi nhuận cao. Do đó, đây là cơ hội cho Việt Nam tăng XK vào thị trường này.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu, giống như mô hình các nước phương Tây. Lượng tiêu thụ tôm của Trung Quốc lớn, thậm chí hơn cả Mỹ và châu Âu. Trong năm 2023, ước tính nước này nhập khẩu lượng tôm khổng lồ lên tới 1 triệu tấn, chủ yếu là để chế biến, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu gần như không đáng kể.
Đại sứ Trung Quốc khẳng định nước này sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, nông sản của Việt Nam. Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có chuyến thăm Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng tươi sáng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước.
Trung Quốc là thị trường mục tiêu của nhiều nước XK tôm như Ecuador, Ấn Độ với nguồn cung tôm nguyên liệu giá rẻ nên tôm Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ chính các nhà chế biến tôm tại thị trường nội địa Trung Quốc.
Để tận dụng những cơ hội từ Trung Quốc, theo các chuyên gia, hoạt động giao thương kết nối doanh nghiệp hai nước cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn. Ngoài ra, cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và quy định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trao 100 triệu học bổng cho con em chiến sỹ Trường Sa
- ·Đại biểu Quốc hội dẫn chuyện ở tổ dân phố, chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng
- ·Đề xuất quy định giá trần sách giáo khoa, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
- ·Ra mắt Trung tâm báo chí phục vụ Festival Hoa Đà Lạt
- ·Kết hôn rồi nhưng bố mẹ muốn tặng tài sản riêng cho con gái
- ·Chiều nay Thường trực Chính phủ chốt phương án cách ly xã hội
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh
- ·Chủ tịch Hà Nội: Người mắc Covid
- ·Xót lòng con gái chiến sĩ Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Những người “đánh thức” dấu vết
- ·Thiếu tiền cậu bé “mồ côi” có thể tàn phế suốt đời
- ·Cần đưa ra một chiến lược tổng thể về vắc xin
- ·Hà Nội: Đã hỗ trợ cho gần 1,48 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·Đối thoại, tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp du lịch năm 2024
- ·Bố cho hết tài sản con út
- ·TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh điều động, bổ nhiệm nhân sự
- ·Infographic: Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính
- ·Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với mỏ hầm lò
- ·Bút chiến giữa thời bình (Bài 2)
- ·Doanh nghiệp du lịch Đài Loan (Trung Quốc) khảo sát du lịch Nha Trang