【bxh han quoc】Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEM lần thứ 10
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính của 41 nước thành viên ASEM,ộinghịBộtrưởngTàichínhASEMlầnthứbxh han quoc Uỷ ban châu Âu và khách mời là đại diện của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Công cụ ổn định Tài chính châu Âu (EFSF).
Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam do Thứ trưởng Trương Chí Trung dẫn đầu đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội nghị. Ngoài ra, đoàn Việt Nam đã có các hoạt động tiếp xúc và trao đổi song phương với một số đối tác quan trọng (Trưởng đoàn Bộ Tài chính Úc và Trưởng đoàn Bộ Tài chính Hà Lan) để trao đổi về tình hình kinh tế vĩ mô của mỗi nước cũng như các vấn đề hợp tác cùng quan tâm
Với hàm ý tăng cường hợp tác hai khu vực trong bối cảnh khó khăn, góp phần giúp cả hai bên vượt qua khủng hoảng, các Bộ trưởng Tài chính đã lựa chọn chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác năng động, chia sẻ tăng trưởng năng động” làm chủ đề chính cho hội nghị lần này. 3 phiên thảo luận trong hội nghị đều xoay quanh nội dung chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai khu vực.
Trong phiên thứ nhất, các Bộ trưởng đã trao đổi về những diễn biến gần đây về kinh tế tài chính của cả hai khu vực. Các Bộ trưởng đề cao sự năng động của các nền kinh tế đang nổi ở khu vực châu Á, đồng thời ghi nhận những nỗ lực của các nền kinh tế châu Âu trong việc duy trì sự toàn vẹn và ổn định của khu vực, giảm mất cân đối nội bộ và cải thiện các chức năng của thị trường tài chính và hi vọng kinh tế châu Âu sẽ dần phục hồi và thoát khỏi khủng hoảng.
Các Bộ trưởng cũng tập trung thảo luận về các thoả thuận tài chính khu vực hiện đang hoạt động tại châu Á và châu Âu trong phiên thứ hai của hội nghị. Các Bộ trưởng đánh giá cao mô hình Đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (CMIM) của các nước ASEAN+3, coi đó là một kết quả quan trọng của quá trình hợp tác kinh tế và tài chính của các nước ASEAN+3.
Các Bộ trưởng đều hi vọng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sẽ đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình ổn định tài chính và phục hồi tăng trưởng trong khu vực.
Tại phiên họp thứ ba với vấn đề quan hệ đối tác Á - Âu nhằm nâng cao thương mại và đầu tư liên khu vực, các bộ trưởng tái khẳng định cam kết nâng cao thương mại và đầu tư liên khu vực.
Nhận thức tiềm năng trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai khu vực, các bộ trưởng đã trao đổi về những biện pháp nhằm tăng cường quan hệ giữa hai khu vực và quyết định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho quan hệ liên khu vực này thông qua việc cải thiện môi trường tài chính.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng ghi nhận tiến bộ trong Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM và các hành động tiếp theo, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như thuận lợi hoá thương mại và an ninh chuỗi cung ứng; chống vi phạm về sở hữu trí tuệ, bảo vệ xã hội và môi trường.
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng nhất trí thông qua Tuyên bố của Chủ trì hội nghị nhấn mạnh những kết quả trao đổi cũng như những kiến nghị của Hội nghị trình lên Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 9 sẽ tổ chức tại Lào trong 2 ngày 5, 6-11-2012.
Các báo cáo cập nhật của IMF, ADB và ECB đưa ra tại hội nghị đều có những đánh giá thận trọng về kinh tế toàn cầu. Các dự báo tăng trưởng đều giảm so với báo cáo cập nhật 3 tháng trước, đặc biệt là đối với các trụ cột kinh tế toàn cầu như châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng với một châu Âu đang phải tiếp tục nỗ lực duy trì sự toàn vẹn của khu vực và giúp đỡ các nước thành viên vượt qua giai đoạn khủng hoảng khó khăn, sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những nguyên nhân quan trọng kéo giảm tăng trưởng khu vực châu Á và cả tăng trưởng kinh tế toàn cầu. |
H.V (Nguồn: Bộ Tài chính)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xuất hiện động đất 3.1 độ Richter tại Quảng Nam
- ·Liên minh châu Âu gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga
- ·Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Nguy cơ Trung Đông chìm trong xung đột
- ·Điều chỉnh, bổ sung điểm đấu nối vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh
- ·Hà Nội bất ngờ đề xuất giảm một nửa khung giá đất còn 15%
- ·Nền kinh tế số toàn cầu dự báo đạt 16.500 tỷ USD năm 2028
- ·Him Lam Green Park dành 2 tỷ đồng tặng khách mua nhà giai đoạn 2
- ·Việt Nam chế tạo thành công bộ kit test nhanh virus corona, năng lực sản xuất 10.000 bộ trong ngày
- ·Cư dân Vinhomes Smart City ngỡ ngàng trải nghiệm vườn Nhật Bản trước khi nhận bàn giao
- ·VEPR dự báo lạm phát Việt Nam năm 2022 ở mức 3,5
- ·Nguy cơ vỡ tiến độ đường BT nghìn tỷ của Bitexco
- ·Lo giá đất tăng cao trong năm tới, dân khó cửa mua nhà
- ·Chiêm ngưỡng nội thất xa hoa trong dinh thự có tới gần 1000 căn phòng
- ·Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000 việc làm/năm
- ·Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
- ·Loạt công trình kiến trúc ‘có một không hai’ ở thiên đường du lịch Quảng Ninh
- ·Rủi ro rình rập, dân vẫn ào ào đi vay tiền ngân hàng đổ vào bất động sản
- ·Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh nCov, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế
- ·WB đưa ra lộ trình giúp các nước thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình"