【nhận định benfica】Thủ tướng chủ trì hội nghị Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN
Tới dự,ủtướngchủtrìhộinghịThúcđẩycơchếmộtcửaquốcgiacơchếmộtcửnhận định benfica có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899); Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban 1899; đại diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành; đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các hiệp hội, ngành hàng… Hội nghị được truyền hình trực tuyến tại các điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sẽ có 196 thủ tục được kết nối NSW
Theo Bộ Tài chính, với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế, được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành tích cực triển khai NSW, ASW, cải cách công tác quản lý chuyên ngành và thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại.
NSW chính thức triển khai từ tháng 11/2014 với các thủ tục ban đầu bao gồm 1 thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D của Bộ Công thương và 3 thủ tục liên quan đến quản lý tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng biển quốc tế do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, tới nay, đã có 53 TTHC của 11 bộ, ngành kết nối NSW.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh: T.T |
Bên cạnh việc triển khai tại các cảng biển quốc tế, từ ngày 15/11/2017, NSW đã được triển khai tại các cảng hàng không quốc tế trên cả nước với sự tham gia kết nối của trên 40 hãng hàng không quốc tế khai thác các chuyến bay chở hành khách và hàng hóa đến Việt Nam và xuất phát từ Việt Nam. Đến ngày 15/7/2018, hơn 1,34 triệu hồ sơ của 22.812 doanh nghiệp đã được xử lý thông qua NSW.
Riêng với Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối NSW và được tự động hóa ở mức độ rất cao với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc.
Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với một số bộ, ngành thống nhất quy trình nghiệp vụ, xây dựng hệ thống, tiếp tục mở rộng thực hiện các thủ tục mới năm 2018 thông qua NSW. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục thông qua NSW, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 TTHC theo đề xuất mới nhất của các bộ, ngành.
Ngoài các kết quả nêu trên, với vai trò là đơn vị đầu mối, phối hợp với các bộ liên quan trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tích cực chủ động phối hợp đẩy mạnh cải cách, đổi mới phương thức quản lý và KTCN. Theo đó, đã cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, như: Rà soát loại bỏ những quy định chồng chéo trong hoạt động KTCN; chuyển thời điểm KTCN từ giai đoạn trong thông quan sang sau thông quan; miễn KTCN đối với một số đối tượng... Theo báo cáo của cơ quan hải quan, tính từ quý II/2015 đến quý I/2018 đã giảm 4.403 mặt hàng thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai (thứ hai từ trái sang) và đại diện lãnh đạo các bộ ngành tại hội nghị. Ảnh: T.T |
Thực hiện NSW, ASW không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan của Chính phủ. Theo báo cáo của WB, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu (với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu) và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu (với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu).
Triển khai 100% thủ tục qua NSW vào năm 2020
Với nỗ lực của Bộ Tài chính và các bộ, ngành, kết quả đạt được là khá khả quan. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng thẳng thắn nhận định: Kết quả triển khai NSW còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Số lượng thủ tục triển khai còn thấp, đạt 53/283 thủ tục. NSW vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua NSW, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, tình trạng các doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn diễn ra khá phổ biến...
Đối với công tác KTCN cũng còn hạn chế, như số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý do cùng một bộ hoặc nhiều bộ quy định... Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã đưa ra mục tiêu và giải pháp cụ thể để thực hiện trong thời gian tới.
Quang cảnh hội nghị. |
Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2019, triển khai các TTHC có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đạt ít nhất 80% trên tổng số các TTHC của các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, xuất cảnh/nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, người và phương tiện. Đến hết năm 2020, hoàn thành triển khai tất cả các TTHC của các bộ, ngành thông qua NSW. Đồng thời, tiếp tục giữ vị trí ngang bằng với nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN về thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các TTHC một cửa; và đến 2020, 100% các TTHC thực hiện NSW thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử…
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Tài chính đề ra các nhóm giải pháp cụ thể. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đó là hoàn thiện cơ sở pháp lý và cải cách TTHC. Cụ thể: Xây dựng nghị định của Chính phủ quy định thực hiện TTHC thông qua NSW, ASW và KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung các nghị định, quy định về TTHC trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh…
Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin; đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ; đảm bảo tài chính; xây dựng và triển khai đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.../.
Minh Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Các bộ, ngành, địa phương đã quản lý chặt chẽ tài sản công
- ·Thị trường cà phê Việt tỉnh giấc
- ·Kho bạc Vĩnh Long nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Cần có cơ chế khuyến khích phát triển thương hiệu doanh nghiệp xanh
- ·Hà Nội công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 năm học 2019
- ·Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển nhanh và bền vững
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giãi bày chuyện phối hợp với các bộ, ngành
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Cảnh báo doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Algeria
- ·Những dự án giao thông lớn sẽ khởi công trong năm 2023
- ·Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy 2 'động lực phát triển' mới của Cao Bằng
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Hà Nội: Gần 100% đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến của kho bạc
- ·Kho bạc Đắk Nông thu hồi trên 186 triệu đồng qua thanh tra chuyên ngành
- ·Làm rõ nhiều nội dung thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2023