【nhận định giải vô địch quốc gia đức】Thách thức trừng phạt của Mỹ, Ấn Độ chứng tỏ mình không dễ mua chuộc
Khi Mỹ và Ấn Độ ký thỏa thuận trao đổi thông tin quan trọng giữa quân đội 2 nước nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến New Delhi hơn 1 tháng trước, Washington có lẽ đã nghĩ rằng họ đã thành công trong việc tạo một “gọng kìm” đối trọng với Trung Quốc. Nhưng sự thật dường như không phải như vậy.
Liên tiếp các động thái của Ấn Độ, từ việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga bất chấp những lời cảnh báo lẫn các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đến việc tiếp tục mua dầu thô của Iran sau khi Mỹ thắt chặt trừng phạt với Tehran, đã chứng tỏ New Delhi không dễ bị mua chuộc hoặc để bị lợi dụng.
Mỹ bị đặt vào “thế đã rồi”
Times of India dẫn nguồn tin quan chức Ấn Độ cho biết, nước này muốn được hưởng ngoại lệ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu lửa của Iran. Tuyên bố đưa ra sau khi 2 công ty lọc dầu của nhà nước Ấn Độ ký hợp đồng mua dầu thô của Iran sau ngày 4/11, thời điểm gói trừng phạt thứ hai của Washington đối với Tehran có hiệu lực.
Với nước cờ này, New Delhi đã đặt Washington vào “thế đã rồi” và buộc phải lựa chọn: Một là kiên quyết áp đặt một cách cứng nhắc các biện pháp trừng phạt Iran; Hai là sự hợp tác của Ấn Độ trong nhiều vấn đề khác, trong đó có hợp tác quốc phòng và việc tạo đối trọng với Trung Quốc.
Cương nhu kết hợp, Ấn Độ cũng chịu nhượng bộ vài phần khi có các động thái cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran trong những tháng vừa qua. Dù tiếp tục mua dầu của Iran vào tháng 11, số lượng nhập khẩu của Ấn Độ sẽ giảm 9 triệu thùng, tương đương 300.000 thùng mỗi ngày, so với khoảng 658.000 thùng mỗi ngày thời điểm tháng 4-8/2018.
“Chúng tôi phải đáp ứng yêu cầu trong nước trước” – Bộ trưởng Dầu khí Dharmendra Pradhan nêu rõ khi khẳng định kế hoạch tiếp tục mua dầu của Iran sau thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ được khôi phục. “Chúng tôi kỳ vọng lãnh đạo thế giới hiểu được rằng Ấn Độ cần dầu lửa của Iran”.
“Đây là một tiến trình đàm phán khá là khó khăn” – Thư ký chung phụ trách hợp tác quốc tế của Bộ Dầu khí Ấn Độ Sanjay Sudhir nói về những nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung và giảm nhập khẩu dầu từ Iran. “Chúng tôi đang cố gắng cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, đồng thời đảm bảo nguồn cung năng lượng và lợi ích an ninh của mình”.
Ấn Độ, khách hàng dầu lửa lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc, không công nhận các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran nhưng vẫn cần được vào danh sách “miễn trừ” để không phải chịu trừng phạt từ hệ thống tài chính của Mỹ. Chủ tịch Tập đoàn Dầu lửa Ấn Độ (Indian Oil Corporation) Sanjiv Singh cho biết, một số công ty lọc dầu của nước này đã thanh toán cho Iran bằng đồn rupee và có thể tiếp tục dùng cơ chế này trong tương lai để dàn xếp các thương vụ với Tehran nêus không có biện pháp thay thế.
Ấn Độ cũng đang hy vọng rằng Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dẩu lửa (OPEC) sẽ nghe theo lời kêu gọi của Mỹ về việc tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày như đã hứa hồi tháng 6 bởi điều đó sẽ giúp ghìm giá dầu xuống phần nào.
Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ “mặc cả” thành công với Mỹ trong vấn đề dầu lửa. Ngày 5/10, Washington tiết lộ đang xem xét ngoại lệ cho một số nước đang nỗ lực giảm nhập khẩu dầu từ Iran.
Rõ ràng, việc Mỹ tạo ngoại lệ cho Ấn Độ không chỉ thể hiện sự thông cảm rằng New Delhi cần có “một chút thời gian” - như ông Pompeo nói - để cắt giảm dầu nhập khẩu từ Iran, mà còn là quyết định dễ dàng hơn nhiều so với việc để lơi lỏng một đối tác quan trọng ở châu Á.
Sự cương quyết của New Delhi
Tuy nhiên, có những vấn đề New Delhi đã chứng minh cho Washington thấy, họ không dễ bị mua chuộc. Và một trong só đó có lẽ là việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Mỹ đã nhiều lần tìm cách ngăn chặn các quốc gia khác mua tổ hợp S-400 của Nga, đặc biệt là với Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Đạo luật này quy định các biện pháp trừng phạt với bất kỳ quốc gia thứ ba nào thực hiện các giao dịch lớn với các công ty bị trừng phạt của Nga, mà đối tượng bị trừng phạt gần đây nhất là Trung Quốc.
Bất chấp nguy cơ lĩnh “đòn sấm sét” của Mỹ sau thương vụ S-400 với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman thẳng thừng tuyên bố, CAATSA là luật pháp của Mỹ chứ không phải luật pháp Liên Hợp Quốc, đồng thời nhấn mạnh Ấn Độ sẽ tiếp tục thương vụ S-400.
“Khi người Nga hỏi về các lệnh trừng phạt của người Mỹ, tôi trả lời rằng, đúng là chúng tôi biết sẽ có các lệnh trừng phạt nhằm vào mình nhưng chúng tôi luôn theo đuổi chính sách độc lập” - Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat cho biết ngày 8/10, sau chuyến thăm kéo dài 6 ngày đến Nga.
Ông nhấn mạnh rằng Ấn Độ phải nghĩ đến những vấn đề “quan trọng chiến lược”, đồng thời khẳng định New Delhi hoàn toàn có quyền “chốt” hợp đồng trị giá 5,4 tỷ USD mua 5 hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Tướng Bipin Rawat còn để ngỏ ý tưởng tiếp tục hợp tác với Nga, nói rằng Ấn Độ còn đang xem xét nhiều công nghệ quốc phòng khác của Moscow, trong đó có các trực thăng Kamov.
Một lần nữa, New Delhi đặt Washington vào tình huống lựa chọn khó khăn.
Lựa chọn của Mỹ
PTI dẫn nguồn tin Quốc hội Mỹ cho biết, cả Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đều đang vận động Tổng thống Donald Trump lại tạo thêm ngoại lệ cho Ấn Độ trong vấn đề này. Nguồn tin Quốc hội Mỹ cho rằng, chính việc ông Mattis tích cực viện dẫn Đạo luật Cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia (NDAA) của Mỹ năm 2019 để thúc đẩy bỏ qua trừng phạt Ấn Độ có lẽ đã phần nào khuyến khích New Delhi bất chấp cảnh báo từ Washington để mua hệ thống S-400 của Nga.
Tuy nhiên, việc Ấn Độ có được Mỹ bỏ qua lần này hay không phụ thuộc rất lớn vào ý kiến của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, người lâu nay không ủng hộ bất cứ hành động đối xử đặc biệt nào với Ấn Độ. “Rút cuộc, vấn đề chỉ nằm ở chỗ ai có ảnh hưởng hơn trong cuộc tranh luận này, Mattis hay Bolton” – nguồn tin Quốc hội Mỹ nhận định.
Giới quan sát cho rằng Mỹ có thể sẽ tạo ngoại lệ cho Ấn Độ vì chính quyền của Tổng thống Donald Trump vừa công nhận New Delhi là một đối tác quốc phòng lớn. Bên cạnh đó, Washington mới chỉ ở giai đoạn đầu của tiến trình bán số trang thiết bị trị giá hàng tỷ USD cho Ấn Độ trong vòng vài năm tới.
Tuy nhiên, quy chế ngoại lệ đó sẽ không đến một cách dễ dàng, nhất là khi Tổng thống Trump mấy tuần gần đây vẫn chỉ trích mạnh mẽ chính sách thuế và thương mại của Ấn Độ.
“Ít nhiều gì, chính quyền Mỹ cũng sẽ lấy chuyện bỏ qua trừng phạt Ấn Độ như là một chiếc đòn bẩy cho tranh chấp thương mại giữa 2 bên” – một nghị sỹ đảng Cộng hòa chia sẻ với PTI. “Cuối cùng, Ấn Độ có thể không bị trừng phạt nhưng chính quyền sẽ phải giành được điều gì đó mà chỉ là chúng ta chưa biết thôi”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nữ tài xế ô tô quay đầu xe gây ùn tắc còn 'nạt nộ' người đi xe máy
- ·Triển khai quản lý tiêm vaccine phòng COVID
- ·Phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam
- ·Việc chuyển đổi công năng khu công nghiệp phải thận trọng, bảo đảm hài hòa lợi ích
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phát huy nội lực, nguồn nhân lực trí tuệ cao…phát triển KT
- ·Chủ tịch Quốc hội khoá XV: Phát huy dân chủ, củng cố niềm tin của nhân dân
- ·Bí thư Yên Bái Đỗ Đức Duy: Tin tưởng Quốc hội chuẩn bị kỹ càng cho những quyết sách lớn
- ·Ghế bọc đệm Việt Nam bị Canada áp thuế chống trợ cấp cao nhất là 5,5%
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca dương tính với Covid
- ·TP.HCM tích cực thí điểm mô hình điểm bán thực phẩm thiết yếu
- ·Hà Nội: Cháy chung cư quận Nam Từ Liêm, cư dân hốt hoảng tháo chạy
- ·Lộ diện bên mua phần vốn của Vinaconex tại dự án Splendora
- ·2 triệu tỷ đồng vốn Chương trình nông thôn mới sẽ huy động ngoài ngân sách
- ·TP.HCM cho phép cơ sở sản xuất bánh mì, hủ tiếu... được hoạt động
- ·Điều gì tạo nên sức hút của Sky36
- ·4 Phó thủ tướng, 22 thành viên khác của Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn
- ·Thiết thực mô hình “Những tấm lòng vàng”
- ·Rực rỡ đường cờ Tổ quốc
- ·Bộ Y tế: Trao nhầm con là sự việc hy hữu, không ai mong muốn
- ·Fecon lãi quý II giảm gần 81% do không còn lợi nhuận từ thoái vốn