【ti le keo chau a】Điều còn thiếu trong các đề án đổi mới giáo dục
Nhóm học tập đang theo dõi nhóm trưởng ghi kết quả học tập. Ảnh: Hạ Anh
Gần đây,Điềucònthiếutrongcácđềánđổimớigiáodụti le keo chau a báo chí phản ánh sự lo lắng và cả căng thẳng của các giáo viên khi chuyển từ hình thức đánh giá bằng điểm số qua đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT.
Theo tôi, các khó khăn này là hiển nhiên khi sĩ số học sinh trong các lớp học hiện nay quá đông. Một giáo viên cho dù cố gắng đến mấy cũng không thể áp dụng cách thức giáo dục hiện đại và cách đánh giá mới một cách đến nơi đến chốn nếu lớp học gồm 22 học sinh trở lên.
Tôi nghĩ phải tăng con số giáo viên lên để giảm số học sinh trong các lớp học xuống. Trong những lớp trên 22 học sinh cần phải có trợ giáo, là những người phụ giúp giáo viên chính trong và ngoài lớp học để có thể kèm cặp từng học sinh, nhất là các học sinh gặp khó khăn theo nguyên tắc “khác biệt hoá” trong giáo dục. Nghĩa là phương cách, nội dung giảng dạy phải tuỳ theo các đặc điểm của từng học sinh như tâm lý, sức khoẻ, khuynh hướng, năng khiếu... của từng em.
Đổi mới cách nghĩ và cách làm
Sẽ có người cho là kinh phí ở đâu để đầu tư như vậy? Tôi nghĩ vấn đề không phải là kinh phí mà là về cách nghĩ và cách làm.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch mới đây đã phát biểu “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”. Chuyện cồng kềnh của bộ máy quản lý cũng đang tồn tại trong hệ thống giáo dục nói chung và từng trường học nói riêng, cần phải cải tổ điều này theo hướng ưu tiên đầu tư cho việc dạy - học của thầy và trò.
Hệ thống giáo dục VN hiện nay có nhiều những người ăn lương mà không trực tiếp đứng lớp; có những khối lượng công việc như các phong trào thi đua khen thưởng, thanh tra kiểm tra... những điều vốn dĩ làm cho nền giáo dục Việt Nam quá khác biệt với thế giới, và là góp phần tạo ra căng thẳng thường trực cho các giáo viên và học sinh bên dưới.
Trong từng trường học, ban bệ quản lý cũng không kém phần đông đúc. Trong ngôi trường tiểu học mà chúng tôi đã quan sát, ngoài ban giám hiệu 3 người, những người hoặc không đứng lớp hoặc đứng lớp rất ít, có đến 7 nhân viên khác làm những công việc như văn thư, kế toán, nhân viên thư viện, phụ trách Đội, ý tá nhà trường, bảo vệ... Đội ngũ nhân viên không giảng dạy đông như thế, nhưng các giáo viên vẫn phải thay nhau làm vệ sinh hằng ngày.
Trong khi đó, một ngôi trường 3 cấp ở Thủ đô Helsinki - Phần Lan có tới 900 học sinh, bộ phận quản lý chỉ có 7 người trong đó gồm: một hiệu trưởng, 3 hiệu phó phụ trách ba cấp học kiêm nhiệm giảng dạy, một nhân viên lo về tạp vụ, một thủ quỹ kiêm kế toán, và một thư ký chung.
Trong ngôi trường Oulu mà chúng tôi đã quan sát, chỉ có hiệu trưởng làm quản lý nhưng vị này cũng phụ trách một lớp học như tất cả giáo viên còn lại trong trường. Điều hành chung về giáo dục phổ thông trong vùng địa phương có ngôi trường này là một giám đốc giáo dục vùng, nhưng ông này cũng kiêm nhiệm hiệu trưởng của một trường học.
Phần Lan tinh giản bộ máy quản lý để tập trung đầu tư cho việc dạy - học của thầy và trò. Vậy nên họ có một nền giáo dục hiệu quả vào bậc nhất thế giới trong khi kinh phí đầu tư chỉ ở mức trung bình trong khối các nước thuộc tổ chức OECD.
Vấn đề của giáo dục VN không phải là thiếu tiền bạc, vì so với các nước trong khu vực chúng ta đã đầu tư cho giáo dục rất nhiều (tới 20% tổng ngân sách quốc gia), trong khi người dân phải bỏ tiền túi ra để chi trả cho việc học của con cái cũng đã quá lớn (trên 40% tổng ngân sách dành cho giáo dục). Vấn đề là cách tư duy về giáo dục và cách tổ chức thực hiện giáo dục như thế nào để gặt hái được hiệu quả.
Tôi nghĩ công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay muốn thành công cần phải có một chiến lược tổng thể trên mọi mặt. Nếu chỉ thay đổi nội dung chương trình, cách thức đánh giá học sinh mà lại không chú ý đến cách thức tổ chức, bố trí nhân sự cho phù hợp thì e rằng sẽ không có hiệu quả.
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục
(责任编辑:La liga)
- ·Một doanh nghiệp kinh doanh vàng trốn thuế tới 90 tỷ đồng
- ·Lào Cai: Xử phạt công ty Cổ phần đồng Tả Phời
- ·Đình chỉ lưu hành và thu hồi lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Đông Bắc
- ·Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh điều trị cho trẻ bị ho
- ·Những đối tượng cần tránh dùng đậu nành
- ·Cảnh báo biến chứng có thể xảy ra khi cấy ốc tai điện tử
- ·Ngập tràn bánh trung thu từ 'giá chát' tới nhập ngoại 'giá rẻ' không nhãn mác
- ·Cao Bằng phát hiện cơ sở chuyên livetream bán lượng lớn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
- ·Một loạt các sản phẩm 'Thảo mộc Hoa Ban' nối dài vi phạm quảng cáo?
- ·Hải quan thu giữ 32.000 lít dầu DO có dấu hiệu nhập lậu
- ·Cảnh báo: Nguy cơ không còn thuốc chữa do kháng kháng sinh
- ·Mỹ phẩm Nhật Bản giá rẻ tràn ngập chợ mạng: Chất lượng có đảm bảo?
- ·Người dân cần cẩn trọng trước loại hình tội phạm mạng quốc tế đang có chiều hướng gia tăng
- ·Hải Dương: Công ty Cổ phần Viwaseen6 bị xử phạt do vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước
- ·Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe BALANCE X chứa 2 thành phần gây hại sức khỏe
- ·Công ty Cổ phần Gia dụng Winci Việt Nam: Sản phẩm không gắn hợp quy, có được chứng nhận chất lượng?
- ·Tiêu hủy hơn 15.000 sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị y tế nhập lậu, không rõ nguồn gốc
- ·Sự kiện Black Friday: Cảnh giác lừa đảo tiêu dùng trên không gian mạng
- ·Lưu ý khi sử dụng pin ô tô điện để đảm bảo chất lượng
- ·Thu hồi Dầu gội Modus “Trị rụng tóc” do không rõ nguồn gốc xuất xứ