会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lens – lyon】Ngoại giao Việt Nam chuyển đổi số!

【lens – lyon】Ngoại giao Việt Nam chuyển đổi số

时间:2024-12-24 03:26:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:404次

Cơ quan đại diện,ạigiaoViệtNamchuyểnđổisốlens – lyon đại sứ tăng cường tham gia Facebook, Twitter

Chuyển đổi số đang là một trong những nhu cầu hết sức cấp bách đối với ngành ngoại giao, đặc biệt là chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại. 

Chia sẻ tại hội nghị phát huy nền tảng số trong công tác thông tin đối ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, ngành ngoại giao đã mày mò triển khai một số biện pháp, ví dụ như việc tăng cường sử dụng mạng xã hội, các nền tảng số để đối ngoại và tuyên truyền thông tin đối ngoại. 

“Ngành ngoại giao đã hình thành các tài khoản Facebook, Twitter, cổng thông tin của các cơ quan đại diện, thậm chí cả các tài khoản mạng xã hội của các đại sứ cũng tham gia vào công tác thông tin đối ngoại này.”, Thứ trưởng nói. 

{ keywords}
Tài khoản Facebook của ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ với hơn 30.000 lượt theo dõi. 

Chính nhờ vậy, công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa cao và bước đầu dần hình thành nên một nền ngoại giao công chúng. 

Ngành ngoại giao Việt Nam cũng đã rất tích cực ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của mình. Có thể thấy điều này khi trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, lần đầu tiên một Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. 

Đã có 30 cuộc họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức trực tuyến. Bên cạnh đó, tại Đại hội XIII của Đảng, sáng kiến lập Trung tâm báo chí trực tuyến cũng đã giúp kịp thời truyền tải thông tin, tạo dư luận tích cực trong cộng đồng quốc tế về hình ảnh Việt Nam. 

Không chỉ vậy, chương trình Ngày Việt Nam đã lần đầu tiên được ngành ngoại giao tổ chức trực tuyến tại 2 điểm cầu ở Việt Nam và Thụy Sĩ. Các hội nghị trực tuyến giúp kết nối doanh nghiệp trong nước và quốc tế cũng ngày càng được tổ chức bởi các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. 

{ keywords}
Ông Đặng Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Ảnh: Trọng Đạt

Đặc biệt hơn khi trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở một số nước đã chủ động, tích cực trong việc ứng dụng mạng xã hội vào công tác chia sẻ thông tin. Một trong những ví dụ thành công nhất là trang fanpage Vietnam Embassy Delhi của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Theo ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đến năm 2020, lãnh đạo 189 nước có sự hiện diện chính thức trên Twitter. Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ của 163 quốc gia, bộ trưởng ngoại giao của 120 nước có tài khoản Twitter cá nhân.

Tính đến ngày 1/6/2020, đã có 1.089 fanpage Facebook của các cơ quan nhà nước và các nhà lãnh đạo thế giới với hơn 620 triệu lượt người theo dõi. Điều này cho thấy truyền thông số - trong đó có ngoại giao số - được chính khách các nước rất quan tâm và sử dụng có hiệu quả.

Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho rằng, việc chuỷen đổi số trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự được tổ chức bài bản, chưa có chiến lược và định hướng, phương châm, quan điểm cụ thể để triển khai công tác này. 

Do vậy, hoạt động chuyển đổi số trong ngành ngoại giao cần phải thực hiện bài bản hơn. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách về việc ngành ngoại giao Việt Nam cần phải chuyển đổi số nhanh hơn để bắt kịp với hơi thở của thời đại.

Làm sao để chuyển đổi số hoạt động ngoại giao?

Ông Nguyễn Văn Thuật - Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin & Truyền thông - TT&TT) cho hay, cơ quan này đang xúc tiến triển khai nhiều hoạt động nhằm chuyển đổi số công tác thông tin đối ngoại. 

Bộ TT&TT đang nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin đối ngoại để phục vụ công tác đo kiểm, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, các kênh truyền hình và trên Internet. Điều này nhằm phục vụ việc rà quét, tổng hợp, phân tích dư luận quốc tế trên không gian mạng về Việt Nam bằng tiếng nước ngoài. 

{ keywords}
Một buổi họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. 

Bộ TT&TT cũng sẽ xây dựng các ứng dụng tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên không gian mạng. Bộ cũng đang tính đến phương án đẩy mạnh việc sản xuất nội dung số sử dụng phần mềm tự động dịch sang nhiều ngôn ngữ. 

Đại diện Bộ TT&TT cũng đặt vấn đề về việc phải có công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại dựa trên các nền tảng công nghệ số để có thể quản lý, điều hành hiệu quả. 

“Ngoại giao số” (Digital Diplomacy) là một hình thức ngoại giao công chúng mới, sử dụng Internet, công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và phương tiện truyền thông xã hội như những công cụ để tăng cường quan hệ ngoại giao. 

Chia sẻ ở góc độ một chuyên gia về chuyển đổi số, ông Nguyễn Nam Long - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, xu hướng “ngoại giao số” đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ngoại giao, đối ngoại. 

Điểm khác biệt chính của “ngoại giao số” với ngoại giao công chúng cổ điển nằm ở khả năng tiếp cận thông tin, tương tác nhiều hơn và minh bạch hơn. Trong đó, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube đã cung cấp một nền tảng để giao tiếp vô điều kiện và trở thành một công cụ mạnh mẽ nhất trong công tác thông tin, đối ngoại. 

{ keywords}
Chuyên gia chuyển đổi số Nguyễn Nam Long - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Ảnh: Trọng Đạt

Một số nước như Mỹ, Anh, Ấn Độ đã sử dụng các công nghệ mạng xã hội, app di động để tăng cường truyền thông trên môi trường số, kết nối với công dân ở nước ngoài. 

Bên cạnh đó, các công cụ số còn được nhiều quốc gia sử dụng để kịp thời nắm bắt tình hình thế giới, tình hình các khu vực, triển khai các hoạt động hỗ trợ công dân ở nước ngoài khi cần thiết, phổ biến các sự kiện ngoại giao, các chủ trương chính sách tới người dân.

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngoại giao, ông Nguyễn Nam Long đề xuất Bộ Ngoại giao nên thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng số, xây dựng hệ sinh thái các nền tảng phục vụ chính quyền số như Quản lý văn bản, Quản lý công chức, Báo cáo, Cổng dịch vụ công, Quản lý hội họp, Số hóa giấy tờ, Giao tiếp công dân, Hộ chiếu điện tử,...

Bên cạnh đó, ngành ngoại giao cũng cần nghiên cứu việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số để số hóa hồ sơ lưu trữ và quan tâm đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thông tin. Ngành ngoại giao cũng cần lưu ý việc ứng dụng một số giải pháp công nghệ như lắng nghe mạng xã hội (social listening), trợ lý ảo,... để thu thập và xử lý dữ liệu. Đây chính là cách ứng dụng tốt nhất các lợi ích của chuyển đổi số vào hoạt động của ngành. 

Trọng Đạt

Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ

Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ

Đây là khuyến nghị được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra trong Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” vừa công bố mới đây.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • CPI tháng 5/2019 tăng 0,49%
  • TP. Hồ Chí Minh: Tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày
  • Bán hàng đa cấp được giảm thuế như thế nào?
  • Tổng cục Hải quan thu hồi nhiều mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan
  • Chính phủ yêu cầu kiểm tra an toàn, chất lượng hồ chứa, đập thủy điện
  • Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Hải quan giám sát chặt, ngăn chặn gian lận giấy chứng nhận y tế về khẩu trang
  • Quảng Ninh luôn song hành cùng ngành Than!
推荐内容
  • 'Sao Độc lập 2019' kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
  • Giá vàng hôm nay 28/2: Đầu tuần, mở hàng lập tức tăng mạnh
  • Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ hiệu quả, đáp ứng tiến độ
  • Thí điểm nộp lệ phí trước bạ điện tử ô tô, xe máy tại 2 thành phố lớn
  • 6 xe ô tô Uber, Grab đi vào phố cấm bị phạt 8,4 triệu đồng
  • Tỷ giá USD, Euro ngày 21/2: Chiến sự nóng, USD tăng giá