【thứ hạng của paris fc】Hà Nội quá nóng vội nếu thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2024
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) và Trung tâm Tư vấn phát triển GTVT-Trường Đại học GTVT (đơn vị tư vấn) kiến nghị Sở GTVT TP Hà Nội đẩy nhanh thời điểm áp dụng đề án thu phí ô tô vào nội đô để phù hợp với quy định hiện hành và tránh những khó khăn phát sinh về sau.
Nếu đề án được HĐND TP thông qua,àNộiquánóngvộinếuthuphíôtôvàonộiđôtừnăthứ hạng của paris fc UBND TP trình báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 thì đến năm 2024 sẽ tiến hành thí điểm để sau đó chính thức thực hiện.
Quá nóng vội
Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi tiến hành thu phí vào nội đô từ 2024 hệ thống vận tải công cộng của Hà Nội có đáp ứng được nhu cầu của người dân?
Để trả lời cho vấn đề này, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, các TP trên thế giới triển khai thu phí ô tô vào nội đô thành công đều phải nhờ vào điều kiện đặc thù là giao thông công cộng rất thuận tiện.
Điển hình như Singapore, London (Anh), Stockholm (Thuỵ Điển) giao thông công cộng cực kỳ tốt. Ở các nước này, người dân với nhiều thành phần khác nhau có thể đảm bảo mục đích chuyến bằng hệ thống giao thông công cộng. Do vậy, khi áp dụng thu phí vào nội đô, người đi ô tô sẵn sàng chuyển sang giao thông công cộng mà không gặp khó khăn nào.
Quay lại Hà Nội, liệu thời điểm đến 2024 việc hạn chế ô tô vào nội đô đã phù hợp hay chưa? Theo ông Tuấn, với điều kiện giao thông công cộng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 17,5% chắc chắn người đi ô tô sẽ đi xe máy thay vì đi giao thông công cộng.
Theo ông Tuấn, giao thông công cộng ở Hà Nội trong 10 năm tới vẫn trông chờ vào xe buýt trong khi năng lực xe buýt cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng giới hạn, rất khó để thu hút người đi ô tô chuyển sang do chất lượng và tính đúng giờ chưa cao.
Để hạn chế ô tô vào nội đô, ông Tuấn cho rằng, tiền đề bắt buộc phải có hệ thống đường sắt đô thị đi trước một bước. Tuy nhiên, Hà Nội hiện nay mới chỉ có 2 tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội. Hai tuyến này mới chỉ phục vụ được một bộ phận rất nhỏ người dân ngoài vành đai 3 nên chưa đủ cơ sở để hạn chế xe ô tô vào nội đô.
Thực tế, việc thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng của Thủ đô Hà Nội quá chậm. Theo quy hoạch xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra từ những năm 1997 -2000 và 2002 – 2005, đến 2020 Hà Nội có 4 tuyến đường sắt đô thị đi vào khai thác đáp ứng được 30% đi lại của người dân, cùng với xe buýt sẽ đảm bảo đáp ứng 45 -50% nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng.
Tuy nhiên, thực tế các quy hoạch đưa ra, mức độ hoàn thành theo các giai đoạn rất thấp và cuối cùng cũng không ai chịu trách nhiệm.
“Còn ngày nào chậm xây dựng các tuyến metro, ngày đó còn tồn tại những bất cập về giao thông đô thị. Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị thay vì cố gắng đi tìm những giải pháp chắp vá để giải quyết ùn tắc. Với tư duy như vậy, chắc chắn ùn tắc giao thông nội đô sẽ không giải quyết được”, ông Tuấn nói.
Ranh giới đặt trạm thu phí cứng nhắc
Chị Lê Thị Mai ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho rằng, việc Hà Nội lựa chọn ranh giới đường vành đai 3 để thiết lập trạm thu phí là không phù hợp và cứng nhắc, bởi đây không phải lằn ranh của khu vực tắc đường.
Thực tế, ở nhiều khu vực bên ngoài vành đai 3 như khu vực đường Hồ Tùng Mậu, QL32, hay thậm chí Đường Tố Hữu, Nguyễn Trãi... hàng ngày mức độ ùn tắc còn kinh khủng hơn khu vực nội đô rất nhiều. Do vậy, nếu thu phí vào nội đô, các phương tiện dồn ứ, ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện… chủ yếu được bố trí trong nội đô, những người sống giáp ranh ngoài Vành đai 3 sẽ rất bất tiện khi đi lại do phải trả phí quá nhiều. Trong khi những người phía trong Vành đai 3 lại không mất phí. Thực tế này vô tình sẽ đẩy người dân tìm các mua nhà dồn vào nội thành.
Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, quy định vùng ranh giới thu phí vào nội đô từ đường Vành đai 3 sẽ dẫn đến thực tế những người có điều kiện kinh tế sẽ tìm cách mua nhà vào trong vành đai để tránh việc phải trả phí thường xuyên, lâu dài.
Như vậy, lại xảy ra hiện tượng người dân tập trung vào phía trong vành đai, càng tăng thêm ùn tắc trong nội đô. Trong khi mong muốn của chúng ta là giãn dân ra các khu vực ngoại thành.
Ông Tạo cũng nêu thực tế hiện nay ùn tắc giao thông không chỉ diễn ra ở trong mà còn ở ngoài trung tâm thành phố. Do vậy, thu phí vào nội đô cũng cần tính toán đến vấn đề này để có giải pháp phù hợp mới mong đem lại hiệu quả.
Đồng quan điểm, một chuyên gia giao thông cho rằng, việc Hà Nội quy định cứng vùng thu phí là đường Vành đai 3 trở vào chưa thực sự hợp lý, bởi quy định phạm vi như vậy quá rộng. Trong khi khu vực thường xuyên ùn tắc giao thông lại không chỉ riêng trong Vành đai 3.
Do vậy, Hà Nội cần có đánh giá hợp lý trước khi thực hiện. Có thể thí điểm trong 1 khu vực nhỏ như 2-3 quận, nếu khả thi thì mở rộng quy mô và phải theo lộ trình cụ thể cùng với sự phát triển giao thông công cộng.
Đề xuất thu phí vào nội đô Hà Nội từ năm 2024, khởi điểm 55.000 đồng/lượt
Đơn vị tư vấn vừa đề xuất Sở GTVT Hà Nội, thí điểm thu phí ô tô vào nội thành từ năm 2024, với mức phí là 55.000 đồng/lượt.(责任编辑:World Cup)
- ·Phó Thủ tướng đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế
- ·Khó làm điện mặt trời mái nhà tự dùng
- ·Đề nghị Quảng Trị làm nút giao khác mức giữa đường bộ giao đường sắt
- ·Đại hội Thể thao toàn quốc 2022: Đoàn Bình Dương có huy chương vàng thứ 3
- ·Cân điện tử Quốc Thịnh đơn vị phân phối cân cas chính hãng, uy tín
- ·Hoàn thiện hạ tầng giao thông: Tạo tiền đề để Sóc Trăng bứt phá vươn lên
- ·Hàng thủ đưa Inter vào tứ kết Champions League
- ·Taekwondo, cờ tướng, thể hình giúp đoàn thể thao Bình Dương vươn lên vị trí thứ 6
- ·Bộ Y tế đề xuất F0, F1 trong thời gian cách ly có thể đi làm
- ·Hậu Giang thay đổi thời gian tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư
- ·Giá vàng trong nước bật tăng, ngược chiều với giá vàng thế giới
- ·Vốn điều chỉnh tăng mạnh, đưa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lên 10,8 tỷ USD
- ·Đề xuất đầu tư 2.500 tỷ đồng nâng cấp đoạn Km18
- ·Điện gió có lúc chỉ phát được 15 MW trên tổng công suất đặt 4.000 MW
- ·Lào Cai: Lũ ống bất ngờ khiến 3 người thiệt mạng
- ·Hà Nội lùi tiến độ dự án mở rộng đường Âu Cơ đến quý IV/2022
- ·TP.Thủ Dầu Một: Sôi nổi Liên hoan Thể dục dưỡng sinh và khiêu vũ dưỡng sinh đầu năm mới
- ·Đầu tư 14.853 tỷ đồng xây cao tốc Bắc
- ·Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại Công ty CP Dinh dưỡng Nutriking
- ·Kết hợp chặt chẽ và linh hoạt hơn nữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”