【bóng đá số lạc】Báo chí phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và hiệu quả xã hội
Sáng ngày 31/12,áochípháttriểnmạnhmẽcảvềquymôvàhiệuquảxãhộbóng đá số lạc tại Hà Nội, Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam với phương châm “Đoàn kết – kỷ cương – đổi mới – sáng tạo – phát triển” đã chính thức diễn ra.
Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra vào năm 2021, năm đầu tiên toàn Đảng toàn dân toàn quân nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Toàn cảnh Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: LV |
Với phương châm “Đoàn kết – kỷ cương – đổi mới – sáng tạo – phát triển”, Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ định hướng cho các cấp Hội Nhà báo Việt Nam và đội ngũ những người làm báo cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, chung sức đồng lòng, ra sức phấn đấu xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, vì lợi ích của đất nước và nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Hoạt động báo chí thể hiện rõ hiệu quả xã hội
Sau phiên khai mạc, thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X, đã trình bày Báo cáo chính trị trình Đại hội XI Hội Nhà báo.
Báo cáo cho thấy, trong thời gian qua, hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí đã được thể hiện mạnh mẽ. Cụ thể, ông Hồ Quang Lợi cho biết, trong thời gian qua, báo chí đã tích cực, chủ động, kịp thời phản ánh, tuyên truyền, cổ vũ thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế- xã hội của đất nước và quốc tế; đấu tranh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện ngày càng có hiệu quả chức năng giám sát , phản biện xã hội.
Báo chí là lực lượng chủ lực, đi đầu trong tuyên truyền phòng, chống, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, báo chí tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh phòng chóng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,.
Báo chí tích cực thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, về hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thành tựu đổi mới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế…
Ngoài ra, các cơ quan báo chí đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội – từ thiện, như xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, xây cầu, trường học, tặng học bổng, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, đồng bào bị thiên tai, quyên góp xây dựng Quỹ phòng, chống Covid-19.
Báo chí phát triển mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng
Những năm qua, báo chí nước ta phát triển mạnh về quy mô, loại hình, công nghệ, số lượng, chất lượng. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có trên 830 cơ quan báo chí thuộc 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Nhiều cơ quan báo chí đã phát triển nhiều loại hình báo chí, áp dụng công nghệ hiện đại. Phát thanh - truyền hình đã phủ sóng rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, một số đài phát sóng ra thế giới bằng công nghệ tiên tiến.
So với năm 1986 - thời điểm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng gần 5 lần. Báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, với hơn 45.000 lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, trong đó hơn 20.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề.
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên ngày càng trẻ hóa, được đào tạo cơ bản, trong đó gần 80% có trình độ đại học trở lên, số nhà báo có 2 bằng đại học trở lên, sử dụng 1 - 2 ngoại ngữ ngày càng tăng, nhiều người có trình độ cao cấp về lý luận chính trị, trình độ quản lý báo chí. Đa số những người làm báo đã không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cống hiến, làm nghề vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Bên cạnh những điểm tích cực từ hoạt động báo chí, ông Hồ Quang Lợi đã chỉ ra rằng, hoạt động báo chí vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Đơn cử như sự gia tăng nhanh số lượng cơ quan báo chí dẫn đến sự bất cập trong quản lý và phát sinh tiêu cực; một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, chưa chú trọng việc nêu gương, biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; sa đà vào thông tin về mặt trái của xã hội, thiếu tính nhân văn, phản giáo dục.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 có mặt còn lúng túng, có nơi còn mang tính hình thức; một số cơ quan báo chí thông tin thiếu định hướng trong một số vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội, khai thác thông tin trên mạng xã hội thiếu kiểm chứng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái có lúc còn bị động, thiếu sắc bén.
Một hạn chế nữa là một số ít người làm báo lợi dụng danh nghĩa báo chí để vụ lợi, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, một số nhà báo tham gia mạng xã hội thiếu chuẩn mực và thiếu trách nhiệm.
Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền; tình trạng “báo hoá tạp chí và trang thông tin điện tử” chậm được khắc phục; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách chưa theo kịp thực tiễn của báo chí, truyền thông hiện đại.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn: sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, của truyền thông mạng xã hội, sự dịch chuyển mạnh của quảng cáo từ cơ quan báo chí đến các nền tảng xuyên biên giới, làm giảm nguồn thu của cơ quan báo chí; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá bằng nhiều hình thức, trong đó lợi dụng mạng xã hội để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc… Tình hình đó đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động báo chí, tổ chức và hoạt động của Hội Nhà báo và công tác quản lý báo chí…/.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hình thành chuỗi cung ứng, nâng cao vị trí dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
- ·Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ‘cơn khát vốn’ cho doanh nghiệp
- ·Hải quan Lạng Sơn khởi công xây dựng công trình dân vận khéo trị giá 700 triệu đồng
- ·Đảm bảo quản lý hải quan trong tình hình dịch Covid
- ·Khôi phục 100% các chuyến xe khách liên tỉnh
- ·9X khởi nghiệp trồng rau, ngày chỉ ăn 1 ổ bánh mì nay thu 18 tỷ/năm
- ·Đắk Lắk: Tăng cường đầu tư xây dựng lưới điện trong giai đoạn 2021
- ·Sắp hết thời hạn để cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021
- ·Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID
- ·3 tháng, ngành Hải quan xử phạt 2,2 tỷ đồng qua công tác trực ban
- ·Tờ vé số trúng thưởng gần 2 nghìn tỷ đồng bị xé đôi vứt vào sọt rác và cái kết
- ·Môi trường kinh doanh nhiều rào cản, phát triển doanh nghiệp sẽ thất bại
- ·Phiên chợ cá 'âm phủ' bán đặc sản mùa nước nổi ai thấy cũng ham
- ·Doanh nghiệp ghi nhận sự tiến bộ và cải cách của cơ quan Hải quan
- ·Phú Yên: Người dân nghi doanh nghiệp xả thải khiến tôm hùm chết hàng loạt
- ·Độc đáo nghề cắm câu lịch ở Cà Mau
- ·Bình Dương: Giải đáp thấu đáo hàng trăm câu hỏi liên quan về giảm thuế giá trị gia tăng
- ·Ra mắt Hội Tư vấn và đại lý thuế TP. Hồ Chí Minh
- ·Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp kỳ THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Khi bán hàng hóa, phải lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng