【ty le nha】Cơ chế nào để hút đầu tư vào năng lượng tái tạo?
Cơ hội chuyển dịch năng lượng
Được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng về NLTT (điện mặt trời,ơchếnàođểhútđầutưvàonănglượngtáitạty le nha điện gió), nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT để đưa nguồn điện vào sử dụng trên thực tế. Do đó, theo các chuyên gia, đây là thời cơ để Việt Nam thực hiện quyết tâm chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững một cách mạnh mẽ.
Cần nhìn nhận, trong vài năm qua, nhờ các cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, NLTT tại Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Cụ thể, theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng công suất nguồn NLTT lắp đặt tính đến ngày 31/10/2021 đạt 20.644MW. Trong đó, thủy điện chiếm 29,60%; năng lượng mặt trời là 22,57%; năng lượng gió là 5,16%. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển NLTT ở Việt Nam là rất lớn với dư địa phát triển rất dồi dào.
Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT, nâng tỷ lệ NLTT trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng lên hơn 32% vào 2030 và sẽ đạt khoảng 44% vào 2050.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050 tại hội nghị COP26 mới đây. Các chuyên gia cho rằng, với những hạn chế của điện than, điện mặt trời thì quá trình chuyển dịch năng lượng, tăng tỉ trọng nguồn điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng sẽ là chìa khóa để Việt Nam thực hiện mục tiêu đề ra.
Do đó, Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng tăng nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và giảm tỉ trọng điện than trong tổng cơ cấu nguồn được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn đúng hướng và đúng với cam kết quốc tế tại hội nghị COP26 vừa qua.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, NLTT đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai các dự án NLTT hiện nay đối mặt với những thách thức mới như hạ tầng lưới điện và kỹ thuật điều độ hệ thống điện do phải tối ưu hoá nguồn điện mới vào hệ thống.
“Hiện tại, trên thực tế, có nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời, phải giảm phát tới 60% công suất, gây lãng phí nguồn lực của xã hội và đang trở thành nguyên nhân cản trở nỗ lực thu hút đầu tư, xã hội hóa vào phát triển hạ tầng năng lượng điện”,ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Dương Quốc Thái, Phó Tổng giám đốc vận hành Tập đoàn Super Energy, nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh cho biết, vấn đề cắt giảm công suất do một số nguyên nhân đang là trở ngại lớn với các nhà đầu tư. Vì hiện tại tập đoàn Super Energy cũng bị cắt giảm công suất ở các nhà máy dự án năng lượng mặt trời rất nhiều.
“Hy vọng trong năm tới đây, tình hình kinh tế phát triển và với sự giúp đỡ thêm nữa của EVN sẽ giải phóng được công suất cho các nhà máy điện mặt trời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư NLTT đang cực kỳ quan tâm đến chính sách, cơ chế mới của Chính phủ, Bộ Công Thương, cũng như EVN về hệ thống lưu trữ năng lượng bằng ác-quy và mong Chính phủ Việt Nam sớm có cơ chế, để tập đoàn tiến hành đầu tư” – ông Thái cho biết.
Cần cơ chế xuyên suốt, lâu dài
Thực tế, thời gian qua, nhờ thông qua các cơ chế khuyến khích được Chính phủ ban hành đã tạo động lực thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhận định về vấn đề này, bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) cho biết, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển NLTT ở Việt Nam, đặc biệt là các quyết định về giá mua điện mặt trời và điện gió tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2020, Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg đã mở ra xu hướng mới trong đầu tư phát triển nguồn điện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, theo bà Nhiên, chính sách này chưa có lộ trình xuyên suốt, liên tục, điều này làm giảm cam kết của các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án theo quy hoạch. Do đó, Chính phủ cần có các chính sách duy trì thị trường phát triển trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu điện cũng như mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam.
Đặc biệt, bà Nhiên dẫn chứng, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu vốn đầu tư lưới điện giai đoạn 2021-2030 khoảng 32,9 tỷ USD. Và giai đoạn 2031-2045 khoảng 52,1 tỷ USD. Như vậy, để đạt kế hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho loại năng lượng này tới đây là rất lớn. Và muốn vậy, chính sách, cơ chế cho loại năng lượng này cần liên thông, tránh đứt đoạn, khoảng trống như vừa qua, có như vậy mới có thể huy động thêm vốn đầu tư tư nhân tham gia phát triển trong lĩnh vực điện.
Bên cạnh đó, bà Nhiên đã chỉ ra, thách thức phát triển cho ngành điện Việt Nam trong 10 năm tới song song với phát triển nguồn mới là về phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện. Vì thế, cần có cơ chế bình đẳng hơn với các nguồn như tổ chức đấu thầu theo dạng hình năng lượng hoặc công suất hoặc đấu thầu dịch vụ bảo trì lưới điện và cơ sở hạ tầng ngành điện.
Bà Nhiên kiến nghị, Việt Nam cần chính sách nhất quán và có lộ trình rõ ràng, đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các vòng đấu thầu cạnh tranh, minh bạch sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy thị trường đầu tư. Đặc biệt, cần có một bản đồ Quy hoạch điện lực Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế, hài hòa giữa các nguồn điện khác nhau, hài hòa giữa nguồn - lưới và hài hoà giữa các vùng miền - toàn quốc gia. Bởi sự mất cân đối đã khiến những khu vực thừa điện phải cắt giảm công suất phát triển miền, gây lãng phí lớn nguồn lực xã hội và làm nản lòng các nhà đầu tư.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, để tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia phát triển lĩnh vực năng lượng, hiện Bộ Công Thương đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Luật Ðiện lực để có cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động truyền tải điện, nhằm tháo gỡ nút thắt quan trọng trong hạ tầng năng lượng; Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển nguồn điện NLTT giai đoạn tới như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế đấu thầu lựa chọn NÐT.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện NLTT và lưới truyền tải.
(责任编辑:Thể thao)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Dự kiến thí điểm đặt hàng đào tạo trong năm học 2013
- ·Thanh Hóa: Sạt lở đất liên tiếp do mưa lớn kéo dài đe dọa hàng trăm hộ dân
- ·16 tuổi nghỉ học để giúp anh trai trả nợ, nhiều năm sau thôn nữ thành tỷ phú
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Tri ân các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô
- ·Hà Nội: Nước rút, các trường học ở Chương Mỹ tập trung dọn vệ sinh
- ·Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro công ty chứng khoán
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Ngăn chặn bẫy thú trong các khu bảo tồn rừng ở Quảng Trị
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Siêu đầu bếp trao 'cần câu cơm' miễn phí, thanh niên nghèo có việc làm như mơ
- ·Những ngôi nhà trên 'đảo tỷ phú' đang rơi xuống biển
- ·Hà Nội: Thu hồi 7,24 tỷ đồng qua giải quyết khiếu nại tố cáo
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Hà Nội sẽ đầu tư hơn 80 trạm quan trắc kiểm soát chất lượng không khí
- ·‘Báu vật’ thiêng liêng, bí ẩn giữa lòng TPHCM
- ·Tập trung xây dựng nhà ở cho người dân sau cơn bão số 3
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Đưa các con đến cổ vũ, chồng suýt phá hỏng phần thi chạy marathon của vợ