【gladbach đấu với frankfurt】Thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quyết định của Thủ tướng: Có chuyển biến nhưng chậm sửa
Tồn 63 văn bản chưa được sửa
Thực tế này được đánh giá tại hội nghị tổng kết một năm thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 8 tháng thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQCP của Chính phủ về công tác KTCN đối với hàng hóa XNK,ựchiệnkiểmtrachuyênngànhtheoquyếtđịnhcủaThủtướngCóchuyểnbiếnnhưngchậmsửgladbach đấu với frankfurt do Tổng cục Hải quan tổ chức sáng 29-12. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các bộ QLCN, một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố và đại diện một số DN, hiệp hội.
Báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về công tác KTCN, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Ngô Minh Hải cho biết, trong thời gian qua các bộ QLCN đã có sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc bộ phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ xung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ. Một số văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế mới đã đưa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong việc quản lý và KTCN; một số văn bản qua rà soát không còn phù hợp đã được bãi bỏ (như Thông tư 37/2015/TT-BCT); một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Các bộ QLCN cũng đã chủ động và tích cực tham gia Cơ chế một cửa quốc gia; phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) triển khai, bố trí nhân lực tham gia hoạt động tại địa điểm KTCN tập trung.
Kết quả đã có nhưng thực tế những vấn đề tồn tại liên quan đến hoạt động QLCN, KTCN còn rất lớn, đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách pháp luật trong hoạt động này.
Theo kết quả rà soát của Tổng cục Hải quan thì hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về KTCN của các Bộ cần phải sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg đều chưa đảm bảo về thời gian và yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ. Kết quả tính đến ngày 25-11-2016 có 20/87 văn bản đã được sửa đổi, bổ sung/thay thế đáp ứng theo yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và yêu cầu tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP; 3/87 văn bản đã được sửa đổi, bổ sung/thay thế đáp ứng một phần theo yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và yêu cầu tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP; 1/87 văn bản không thể sửa đổi, bổ sung/thay thế theo yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và yêu cầu tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.
Như vậy, còn 63/87 văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung/thay thế (trong 63 văn bản này, có nhiều văn bản đang được Bộ QLCN hoàn thiện để công bố).
Bên cạnh đó, các danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN do các bộ quy định còn nhiều; trong số đó nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đầy đủ để thực hiện việc kiểm tra. Việc chỉ định đơn vi, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp còn ít, nhiều địa bàn không có đơn vị, tổ chức kiểm tra. Việc KTCN thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi và đúng bản chất của phương pháp quản lý rủi ro trong lĩnh vực KTCN đối với hàng hóa XNK (chủ yếu kiểm tra theo lô hàng), chưa áp dụng rộng rãi việc phân tích việc chấp hành pháp luật của DN và áp dụng thông lệ quốc tế; Chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả KTCN.
DN còn “mỏi mắt” chờ
Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thẳng thắn đánh giá Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã định danh những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động KTCN, chỉ rõ nhưng yêu cầu và giải pháp thực hiện nhưng sau hơn một năm thực hiện Quyết định 2026 và 3 năm thực hiện các Nghị quyết 19, thì nhiều vấn đề vẫn chưa được sửa. Các con số về kết quả đạt được là điều DN không mong đợi.”
Chẳng hạn, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP phải hoàn thành trong quý I-2016, song theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến đầu năm 2017 dự thảo thay thế Nghị định 36/2014/NĐ-CP về xuất khẩu cá tra mới được ban hành. Như vậy, ròng rã hai năm DN kiến nghị, giờ mới có thể được sửa. Đây là điều đáng mừng nhưng… chậm”- đại diện VASEP nói.
Hay yêu cầu đối với Bộ Y tế tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP là phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạp pháp luật liên quan thực hiện ghi nhãn phụ, dán nhãn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp theo hướng không yêu cầu áp dụng đối với nguyên liệu, thực phẩm NK để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu, nhưng phải đến hơn nửa năm mới có Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ để tháo gỡ.
Đại diện Hiệp hội dệt may cũng lên tiếng về những khó khăn khi phải chờ đợi các cơ quan quản lý ban hành các chính sách để tháo gỡ cho DN. Sau 6 tháng phản ánh và được Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và phản hồi ý kiến về việc NK thiết bị in trong ngành dệt may thì đến nay vẫn chưa thấy sửa. Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam kiến nghị với các vấn đề các bộ đã thấy rõ cần sửa đổi kịp thời, các DN đỡ khó khăn hơn.
Trước những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động KTCN, đại diện các bộ, ngành, Hải quan địa phương kiến nghị nhiều giải pháp nhằm đạt được các yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.
Tại hội nghị ghi nhận những ý kiến của các đại biểu tham dự, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, căn cứ các kết quả đạt được, ý kiến của các đơn vị Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục rà soát, đối chiếu theo chỉ tiêu, yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP để tập trung vào 4 vấn đề cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động KTCN; áp dụng phương pháp đổi mới KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK; đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động KTCN và công tác tuyên truyền, đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động KTCN cho các DN XNK và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết, báo cáo đánh giá tổng kết sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 8 tháng thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQCP của Chính phủ về công tác KTCN đối với hàng hóa XNK sẽ được báo cáo Chính phủ.
(责任编辑:La liga)
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Nếu Trái Đất ngừng quay trong 5s điều gì sẽ sảy ra?
- ·Ông Matthys van der Lely làm CEO lĩnh vực kinh doanh thịt của Masan Nutri
- ·Ra mắt GoCar giữa dịch Covid
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·AVG chuyển trả hơn 2.540 tỉ đồng cho MobiFone
- ·Tủ lạnh Hitachi 4 cửa được lòng chị em nội trợ
- ·Nối dài danh sách ngân hàng “xù” cổ tức
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Doanh nghiệp Việt chuyển mình trước cuộc cách mạng 4.0
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Ngắm iPhone SE 3 với camera 1 ống kính đẹp hút hồn
- ·Ngân hàng lớn của Thái Lan hoãn kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
- ·50% doanh nghiệp châu Âu có nguyện vọng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Gần 3 tỷ người chưa từng sử dụng Internet
- ·Điều chỉnh cơ cấu cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
- ·Cả nước đã có gần 93 triệu thuê bao smartphone
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·50% doanh nghiệp châu Âu có nguyện vọng mở rộng đầu tư tại Việt Nam