【kq c】Hiện thực hóa giấc mơ điện khí hóa nông thôn
Điện khí hóa nông thôn - những dấu mốc ấn tượng
Tiến trình phát triển ĐKHNT nước ta đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm ở những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên,ệnthựchóagiấcmơđiệnkhíhóanôngthôkq c phải đến năm 1999, với Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Điện nông thôn đến năm 2000”, công tác ĐKHNT mới phát triển một cách có định hướng và đi vào chiều sâu.
Nhờ đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong nước với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm”, năm 2000, tỷ lệ đưa điện về nông thôn của Việt Nam đã vượt mục tiêu: 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ, 81,9 xã có điện, 73,45% hộ dân nông thôn có điện.
Đặc biệt, tháng 12/2004, Luật Điện lực chính thức được Quốc hội thông qua đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các tổ chức, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện nông thôn, đánh dấu bước phát triển mới cho ĐKHNT. Ngoài việc mở rộng kết nối lưới điện đến những hộ dân chưa có điện, từ năm 2005 – 2008, vấn đề nâng cao chất lượng điện và công tác quản lý đã được Chính phủ quan tâm, đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ dân có điện đã tăng lên gần 94%...
Nhớ lại giai đoạn 1998 - 2007, nhiều cán bộ, công nhân ngành Điện không giấu nổi tự hào, vì cứ sau một ngày, nước ta có thêm 1 xã được cấp điện với khoảng 1.700 hộ dân nông thôn được sử dụng điện.
Ngày 18/7/2007, Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2025 được phê duyệt với mục tiêu số hộ dân nông thôn có điện vào năm 2010 là 95%. Vậy nhưng, với nỗ lực và sự đồng thuận của chính quyền, nhân dân cả nước, ngành Điện đã về đích với kết quả cao hơn: 96,05% - tương đương khoảng 15,3 triệu hộ dân nông thôn được sử dụng điện.
Giai đoạn này cũng ghi nhận hiệu quả từ chính sách đầu tư cho điện nông thôn với cơ chế Trung ương hỗ trợ 85% tổng mức đầu tư, 15% do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thu xếp (cơ chế 85-15). Nhờ cơ chế này, một loạt dự án đã được triển khai như: Dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện 5 tỉnh Tây Nguyên, Dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La, Dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, chủ yếu là đồng bào Khmer của các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Cùng với đó, với mục tiêu bảo đảm an ninh biển đảo cho các huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, hàng loạt dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm đã được triển khai, bao gồm: Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô, Dự án cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc, Dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, Dự án đường dây trên không ra huyện đảo Kiên Hải…
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong công tác điện khí hóa nông thôn |
Tính đến cuối năm 2015, số xã có điện trên cả nước đã đạt 99,8%, số hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt 98,76% (vượt 0,76% so với chỉ tiêu được giao). Tỷ lệ có điện tại khu vực miền núi phía Bắc đạt 96,62% về số xã và 83,76% số hộ dân nông thôn; các tỉnh Tây Nguyên đạt 99,83% số xã và 95,8% số hộ dân; Khu vực Tây Nam bộ là 98,85% số xã và 97,27% số hộ dân. Hầu hết các xã biên giới đã có điện, góp phần vào công tác định canh định cư, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới.
Cùng với đó, các huyện đảo, xã đảo có vị trí chiến lược như: Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn, Hòn Tre - Kiên Hải cũng đã được cấp điện ổn định từ lưới điện quốc gia. Hiện tại, EVN đang tiếp tục triển khai cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho một số xã đảo tỉnh Kiên Giang, Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Đến nay, cả nước chỉ còn khoảng hơn 1 triệu hộ gia đình chưa được tiếp cận với điện hoặc phải sử dụng điện trong điều kiện chưa đảm bảo.
Đồng lòng + Quyết tâm = Thành công
Với 99,8% số xã có điện, 98,76% hộ dân nông thôn được sử dụng điện – Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới về ĐKHNT. Làm nên thành công này, trước hết phải kể đến tầm nhìn dài hạn và có hệ thống của Chính phủ khi quyết tâm tập trung cho sự nghiệp ĐKHNT ngay cả khi nước ta còn nghèo. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm”, cùng với việc huy động được nguồn lực to lớn của cả xã hội, công tác ĐKHNT cũng được triển khai từng bước phù hợp tùy vào từng giai đoạn cụ thể.
Đặc biệt, trong điều kiện nguồn vốn rất khó khăn, nhưng với vai trò tập đoàn kinh tế Nhà nước, EVN đã kết hợp chính sách hỗ trợ của Chính phủ để huy động các nguồn lực rất lớn trong việc đầu tư lưới điện, truyền tải, mở rộng hạ tầng cơ bản hệ thống lưới điện phân phối; tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các địa phương và nhân dân cả nước góp công, góp sức đẩy mạnh ĐKHNT.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2015, EVN đã đầu tư trên 640 triệu USD và gần 3.500 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đầu tư đưa điện về nông thôn, hải đảo với trọng điểm thực hiện là vùng đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Bên cạnh đó, sự nghiệp ĐKHNT của Việt Nam còn nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và nhiều tổ chức tín dụng quốc tế…
Với quyết tâm và nỗ lực trên, giờ đây, tại những nơi cheo leo như “cổng trời Hua Đán” (xã Khoen On, huyện Than Uyên - Lai Châu), hay xa tít trùng khơi như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)… điện lưới quốc gia cũng đã tỏa sáng. Thay cho những nhọc nhằn, gian khó của người thợ điện hôm nào là sự ngỡ ngàng, niềm vui, niềm hạnh phúc của người dân, của đồng bào khi ước mơ về ánh sáng điện đã được hiện thực hóa. Đời sống kinh tế - văn hóa của các vùng thôn quê, đặc biệt là vùng biên giới hải đảo đã có những đổi thay rõ rệt.
ĐKHNT với những kết quả, đóng góp nổi bật đã tô thêm sắc cho những trang sử vàng 65 năm của ngành Công Thương.
Từ năm 1998-2015, Việt Nam đã đầu tư gần 55.000 tỷ đồng cho điện nông thôn, giải quyết cấp điện cho hơn 8 triệu hộ dân nông thôn. Giai đoạn 2016-2020, dự kiến sẽ cấp điện cho 17 xã (đạt 100 xã có điện), với số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia là gần 1.130.000 hộ dân, nguồn điện ngoài lưới quốc gia 21.300 hộ. Tổng vốn đầu tư gần 24.000 tỷ đồng. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khoác 'áo mới' cho món mắm truyền thống
- ·Tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc?
- ·Hàng nghìn sinh viên các trường đại học bị cảnh báo, buộc thôi học
- ·Lịch thi đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An tiếp và làm việc với Kusto Group và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons
- ·Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm
- ·Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cân nhắc cho học sinh nghỉ tránh bão số 6
- ·ĐH Hà Nội đang thực hiện thủ tục thu hồi bằng cử nhân của ông Vương Tấn Việt
- ·Phòng, chống COVID
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?
- ·Hà Nội đồng hành cùng Bệnh viện Bạch Mai dập dịch Covid
- ·Vị tướng nào dùng 'trâu lửa' phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?
- ·Thầy giáo nổi tiếng sử Việt, từng khóc đến mù mắt vì thương mẹ là ai?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Sát sao' hay 'sát xao'?
- ·Vụ cháy nhà máy Rạng đông: Khám sức khỏe miễn phí cho người dân
- ·'Châm trước' hay 'châm chước', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Nam sinh lớp 9 bị ép bốc đất ăn: Hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án
- ·Thủ khoa kỳ thi đại học nhưng bị loạt trường từ chối gây chấn động
- ·Giá vàng trong nước cùng tăng với giá thế giới
- ·90% người viết sai chính tả: 'Trưng diện' hay 'chưng diện'?