【nhan dinh slovakia】Xuất nhập khẩu hàng hóa xác lập kỷ lục mới
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 ước đạt 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ. Ảnh tư liệu |
Xuất khẩu đạt mốc trên 404 tỷ USD, tăng trưởng 14%
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Công thương vừa diễn ra mới đây, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, lĩnh vực công thương xuất hiện nhiều điểm sáng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có sự phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ở mức cao, tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15%, xuất siêu 25 tỷ USD.
Theo tính toán của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 14,7%. Xuất khẩu dệt may, giày dép tăng trên 10%. Xuất khẩu thuỷ sản phục hồi mạnh, tăng trên 10%; rau quả tăng trên 20%.
Cục Xuất nhập khẩu nhìn nhận, hầu hết các thị trường xuất khẩu đã phục hồi và tăng trưởng tốt, các thị trường đã kí kết FTA với Việt Nam đều đạt tăng trưởng cao. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu với mức cao trên 24 tỷ USD, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và ổn định vĩ mô.
Đáng nói, xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước năm vừa qua đang phục hồi tốt. Cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều ghi nhận tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 105,5 tỷ USD, tăng 19,5%, cao hơn mức tăng trưởng của khu vực FDI (12,6%).
Ghi nhận thành quả nêu trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng đánh giá, với sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2024, đã tạo ra bứt phá trong sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, lần đầu tiên xuất khẩu nông sản vượt mức 60 tỷ USD (ước đạt 62,7 tỷ USD năm 2024), tăng trên 18% so năm 2023, với 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 01 tỷ USD.
Ở góc độ hội nhập thương mại - kinh tế quốc tế, ông Nguyễn Minh Vũ - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, hoạt động xuất khẩu đạt mức kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước. Những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có sự tham gia tích cực của ngành công thương đã góp phần thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA thế hệ mới, nâng tổng số FTA Việt Nam ký kết và tham gia lên 17 FTA.
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%
Đề cập đến mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của năm 2025, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, ngành Công thương tiếp tục đặt ra mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Đây là mục tiêu rất thách thức, vì như vậy trung bình xuất khẩu phải tăng 4 tỷ USD/tháng so với mức bình quân tháng năm 2024.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế và dự báo của Bộ Công thương, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định như: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ chỉ thực hiện 2 lần giảm lãi suất trong năm 2025, sau khi đã hạ lãi suất tổng cộng 1 điểm phần trăm kể từ tháng 9; khủng hoảng tại Trung Đông đã và đang làm cho vận tải hàng hóa trên thế giới và của Việt Nam bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại. Các thị trường phát triển như EU chú trọng đến phát triển bền vững, hiện đã và đang đưa ra nhiều quy định mới như Cơ chế điều chỉnh carbon, Quy định chống phá rừng châu Âu,... có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Đặc biệt, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định biến động chính sách thương mại của các nước lớn khi Hoa Kỳ bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới là yếu tố tác động mạnh và khó đoán định.
"Trong bối cảnh nhiều yếu tố biến động khó lường ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, Bộ Công thương vẫn thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực cao, đặt ra mục tiêu thách thức với tăng trưởng xuất khẩu năm 2025 đạt khoảng 12% so với năm 2024", lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu thông tin.
Về giải pháp thực hiện, để đạt được mục tiêu này, Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện một số giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Đó là, thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam; xây dựng các chính sách, khuôn khổ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường thực phẩm Halal; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách thực chất, qua đó nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Đặc biệt là đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh; đồng thời không để tỷ giá tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA để đẩy mạnh xuất khẩu Để thực hiện thành công mục tiêu xuất nhập khẩu của năm 2025, rất cần sự triển khai đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong đó chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các hiệp định. Tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin thị trường trên nền tảng số cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vicem Hoàng Thạch: Giải quyết 'nút thắt' công nghệ, tăng năng suất chất lượng
- ·Ghế game G62: Sản phẩm ước mơ
- ·Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0
- ·Thương mại điện tử rục rịch cho ngày mua sắm lớn nhất năm
- ·Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp thoát ‘lạc hậu’
- ·Năm 2025, Điện Biên đặt mục tiêu triển khai tối thiểu 10% dịch vụ đô thị thông minh
- ·Cách ghi âm trên iPhone không bị phát hiện
- ·Cải cách thủ tục BHXH giúp DN cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Ứng dụng công nghệ mới của CMCN 4.0 trong hoạt động ngân hàng
- ·Vào sân Mỹ Đình có cần quét mã QR không?
- ·Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ đạt trên 35 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD
- ·Công ty Inspectorate Việt Nam được tham gia giám định phế liệu sắt, thép nhập khẩu
- ·Doanh nghiệp mong muốn gỡ bỏ nhanh rào cản kiểm tra chuyên ngành
- ·Nhiều địa phương còn nóng vội trong phát triển đô thị thông minh
- ·Thắt chặt quản lý về chất lượng hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán 2018
- ·Tân Tạo (ITA) điều chỉnh tăng 44% lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán
- ·Foxconn tính mở rộng đầu tư vào Bắc Ninh
- ·Hơn 8.600 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Ngâu
- ·Nhân vật trong bức ảnh lịch sử 'Cô bộ đội bế em bé' và phép màu giữa đời thực
- ·Facebook đã kích động cuộc nội chiến Ethiopia như thế nào?