【bóng đá lazio】Kinh tế thế giới có thể đối mặt với lạm phát hậu Covid
Từ sản xuất nệm đến ô tô,ếthếgiớicóthểđốimặtvớilạmpháthậbóng đá lazio các doanh nghiệp sản xuất đang mua nhiều vật liệu nhiều hơn mức cần thiết vì có nhu cầu phục hồi, đồng thời lo sợ nguồn cung cạn kiệt. Hoạt động tích trữ này của doanh nghiệp đang đẩy chuỗi cung ứng đến bờ vực tắc nghẽn khiến nhiều chuyên gia kinh tế toàn cầu lo ngại nguy cơ lạm phát rất cao.
Chuyên trang tài chính Bloomberg nhận định, "Đồng, quặng sắt và thép; ngô, cà phê, lúa mì và đậu nành; gỗ xẻ, chất bán dẫn, nhựa và bìa cứng... thế giới dường như thiếu tất cả những thứ đó".
Nhu cầu phục hồi
"Khách hàng cố gắng mua mọi thứ có thể bởi họ nhận thấy nhu cầu tăng cao", bà Jennifer Rumsey, Chủ tịch một công ty có trụ sở tại Columbus (bang Indiana, Mỹ) nhận định và cho biết tình trạng này có thể kéo dài đến năm sau.
Tình hình càng trở nên trầm trọng bởi hàng loạt sự cố gây tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Một trong số đó là vụ tắc nghẽn ở kênh đào Suez hồi tháng 3. Mặt khác, hạn hán cũng tàn phá các loại cây nông nghiệp. Tình trạng băng tuyết và mất điện trên diện rộng khiến nguồn cung năng lượng và hóa dầu tại miền trung nước Mỹ ngưng trệ vào tháng 2. Cách đây chưa đầy 2 tuần, tin tặc đã đánh sập đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ, khiến giá xăng dầu tăng vọt. Hiện, đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn tại Ấn Độ cũng đe doạ đến việc vận chuyển hàng hoá tại các cảng lớn của nước này.
Các con số đều chỉ ra hiện tượng này sẽ không kết thúc trong vòng vài tháng tới. Chỉ số Quản lý hậu cần đang ở mức cao thứ hai kể từ năm 2016. Chỉ số được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng đối với các giám đốc cung ứng của doanh nghiệp. Cuộc khảo sát xoay quanh chi phí vận chuyển, lưu kho và hàng tồn kho hiện tại và trong vòng 12 tháng tới.
Theo phó giáo sư Zac Rogers tại Đại học Colorado, trong quá khứ, 3 mảng đó được tối ưu hóa nhằm giảm chi phí và gia tăng độ tin cậy. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu thương mại điện tử tăng cao, các nhà kho được chuyển từ vùng ngoại ô sang trung tâm thành phố. Điều đó có thể đẩy nhanh tốc độ giao hàng, nhưng khiến chi phí lao động, thuê nhà và tiện ích trở nên đắt đỏ hơn.
Giá cả leo thang khiến lạm phát tháng 4 của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 12 năm. Chi phí của các nhà máy tại Mỹ cũng tăng gấp đôi so với dự đoán của giới quan sát. Nếu không chuyển chi phí cho người tiêu dùng hoặc tăng năng suất, chúng sẽ ăn vào biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giới quan sát cảnh báo, lạm phát của Mỹ chắc chắn sẽ tăng nhanh. Mối đe dọa đủ để rung chuyển các nền kinh tế, ngân hàng trung ương, nhà máy và cửa hàng trên toàn thế giới.
Giá cả tăng vọt
Giá gỗ xẻ, đồng, quặng sắt và thép đều tăng mạnh trong những tháng qua. Nguyên nhân là nguồn cung không theo kịp nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc - 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Dầu thô tăng giá. Giá nguyên liệu công nghiệp từ nhựa, cao su đến hóa chất cũng leo dốc theo. Chúng kéo giá của các mặt hàng bán cho người tiêu dùng tăng cao.
Giá thực phẩm đang tăng cao. Dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, được chế biến từ quả của cây dầu cọ, đã tăng hơn 135% trong năm qua lên mức kỷ lục.
Đậu nành lần đầu tiên đạt 16 USD cho một thùng thể tích 40 lít, cao nhất kể từ năm 2012. Giá ngô kỳ hạn đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm. Giá lúa mì kỳ hạn tăng lên mức kỷ lục kể từ năm 2013.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi nhanh. Từ cảng Oahland đến Los Angeles, hàng chục tàu container đang chờ dỡ hàng. Hầu hết hàng hóa tràn vào từ Trung Quốc. Tại công xưởng toàn cầu ở Đông Á, tình trạng tắc nghẽn đặc biệt nghiêm trọng. Sự khan hiếm chất bán dẫn đã lan rộng từ lĩnh vực ôtô sang các chuỗi cung ứng điện thoại thông minh phức tạp.
Theo chuyên gia Vincent Tsui tại Gavekal Research, thay vì gián đoạn ngắn hạn, cuộc khủng hoảng chất bán dẫn đang đe dọa lĩnh vực điện tử rộng lớn và có thể bắt đầu bóp chết các nền kinh tế xuất khẩu hiệu quả cao của châu Á.
Hàn Quốc đã lên kế hoạch chi khoảng 450 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất chip lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Trong khi đó, các tàu container đang hoạt động hết công suất, đẩy giá cước vận tải biển lên mức cao kỷ lục và khiến nhiều cảng tắc nghẽn. Theo ước tính của chuyên gia Shanella Rajanayagam tại HSBC, giá container tăng trong năm qua có thể đẩy chi phí sản xuất của khu vực đồng euro lên 2%.
(责任编辑:La liga)
- ·Khai trương Trang thông tin điện tử mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- ·Mở hộp smartphone Nhật màn hình Full HD viền siêu mỏng
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền về UNESCO
- ·Bức ảnh đẹp nhất chụp bằng iPhone: Như là cảnh ngoài hành tinh
- ·Những ô tô cũ chính hãng giá 200 triệu đồng đang rao bán tại Việt Nam
- ·Hàng chục mẫu xe lần đầu ra mắt tại triển lãm ôtô quốc tế Moskva
- ·Sa Pa và Ninh Bình lọt top điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á
- ·3 cuốn sách nói về cái chết để trân trọng sự sống
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn mới
- ·Chuẩn bị ban hành danh mục nghề phải sử dụng lao động đã qua đào tạo
- ·Hà Nội sẽ mở rộng các trạm test nhanh Covid
- ·Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế
- ·Infographic: FED giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ 12 liên tiếp
- ·Giá nhiên liệu máy bay tại châu Á tăng lên mức cao nhất của 21 tháng
- ·77 người chết vì tai nạn giao thông từ đầu kì nghỉ Tết
- ·Venezuela tiến hành cải cách tiền giấy để đối phó với siêu lạm phát
- ·Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ
- ·Việt Nam chỉ còn 15 ca dương tính với virus SARS
- ·Thu giữ lượng lớn bóng đèn led, mic karaoke không rõ nguồn gốc
- ·Thời tiết ngày 22/7: Vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông, Trung Bộ nắng nóng