会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【danh sách ghi bàn bóng đá anh】Ngành Tài chính: Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả!

【danh sách ghi bàn bóng đá anh】Ngành Tài chính: Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả

时间:2025-01-11 09:44:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:162次

nganh tai chinh tiep tuc thuc hien chinh sach tai khoa chat che hieu qua

Tăng cường kiểm soát chi qua hệ thống KBNN để quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm. Ảnh: T.HẰNG

Thu nội địa tăng trưởng khá

Ngay từ đầu năm, mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến khả quan, nhưng những “căn bệnh” cố hữu của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết triệt để như tổng cầu tăng chậm; số DN phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động còn lớn; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, nông sản, khoáng sản, dệt may... Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành những văn bản, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và tập trung triển khai các giải pháp về tài chính- NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Trong chỉ đạo điều hành, toàn ngành Tài chính thống nhất trong ý chí và hành động nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015.

Lũy kế thu NSNN 6 tháng ước đạt 446,12 nghìn tỷ đồng, bằng 49% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, thu nội địa ước đạt 328,18 nghìn tỷ đồng, bằng 51,4% dự toán, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2014 (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 13,2%). Đây là con số tăng trưởng khá so với cùng kỳ một số năm gần đây. Đáng mừng là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất- kinh doanh của các DN phục hồi mạnh mẽ; DN thành lập mới tăng khá cả về lượng và vốn đăng ký (trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 45,4 nghìn DN đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 282,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,7% về lượng và tăng 22,3% về vốn)...

Những yếu tố trên đã góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Sở dĩ có được kết quả trên là do trong năm 2015, ngành Tài chính tiếp tục cải cách mạnh mẽ TTHC đặc biệt trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Số giờ nộp thuế sẽ giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ (năm 2014 đã giảm được 370 giờ). Cơ quan Hải quan cũng thực hiện nhiều bước chuyển mạnh mẽ trong cải cách TTHC để thực hiện phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ giảm thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng/cửa khẩu bằng mức bình quân chung của các nước ASEAN-6.

Trong cân đối thu ngân sách, số thu từ dầu thô giảm 34,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đây cũng chính là yếu tố khiến cân đối ngân sách những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, thách thức. Luỹ kế thu 6 tháng đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán. Giá dầu thanh toán bình quân 6 tháng đạt khoảng 60 USD/thùng, giảm 40 USD/thùng so giá dự toán được Quốc hội thông qua.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu lũy kế 6 tháng đạt 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3% dự toán, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2014. Sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT theo chế độ 45 nghìn tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động XNK ước đạt 80,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46% dự toán. Theo Bộ Tài chính, mặc dù có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch nhập khẩu, nhưng do chủ yếu tập trung vào nhóm hàng đầu vào của sản xuất có thuế suất thấp (linh kiện điện thoại, nguyên vật liệu dệt may, da giày...) và sự giảm giá của mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, nên số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến nay chưa đảm bảo được tiến độ dự toán (dưới 50% dự toán).

Quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản được giao một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện chi trong phạm vi dự toán được giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Cùng với đó, sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới, kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án sử dụng ngân sách.

Nhằm chủ động điều hành NSNN trong điều kiện giá dầu thô giảm thấp, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015, đề ra một số giải pháp về NSNN, như: Tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên; điều hành sử dụng dự phòng ngân sách các cấp trong phạm vi 50% dự toán; dành nguồn để chủ động xử lý mất cân đối ngân sách trong trường hợp thu ngân sách giảm lớn... Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính- ngân sách, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Dự toán chi NSNN cả năm 2015 là 1.147,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi 6 tháng đạt 545,18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 6 tháng đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, bằng 44,4% dự toán; chi trả nợ và viện trợ 6 tháng đạt 75,95 nghìn tỷ đồng, bằng 50,6% dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.

Bội chi NSNN tháng 6 ước 27,25 nghìn tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng ước 99 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm.

9 nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Bộ Tài chính, công tác điều hành NSNN vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Trong đó, công tác quản lý thu NSNN ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa theo sát tình hình thực tiễn, diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; buôn lậu, gian lận thương mại để trốn lậu thuế... vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các trung tâm kinh tế. Chi NSNN vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả...

Để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015, trong 6 tháng cuối năm Bộ Tài chính sẽ tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng các đề án, cơ chế chính sách trọng tâm để góp phần hoàn thiện thể chế quản lý tài chính- NSNN.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả. Trong đó, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về quản lý thu NSNN để hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2015 đã được Quốc hội quyết định trong bối cảnh thu NSNN vẫn chịu nhiều yếu tố tác động về tình hình sản xuất- kinh doanh của DN vẫn còn khó khăn, việc điều chỉnh chính sách thu của Luật Thuế GTGT, giá dầu giảm mạnh so với dự toán...

Tổ chức điều hành chi NSNN chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, giữ mức bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định. Điều hành chi thường xuyên chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách. Sử dụng dự phòng, dự trữ tiết kiệm, ưu tiên dành nguồn hỗ trợ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh...

Thứ ba, tăng cường kiểm soát thị trường, quản lý giá. Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, dịch vụ công,...) theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp. Thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận. Điều chỉnh giá học phí, viện phí trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng vào cùng một thời điểm để hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô năm 2015...

Thứ tư, tiếp tục củng cố và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đẩy phát triển thị trường vốn, TTCK, thị trường bảo hiểm; triển khai đồng bộ các Đề án tái cấu trúc và phát triển TTCK và các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm thúc đẩy thị trường phát triển ổn định, minh bạch và an toàn.

Thứ năm, quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo khả năng trả nợ. Trong đó, mở rộng các hình thức vay ngoài nước để huy động các khoản vốn dài hạn, lãi suất phù hợp với thị trường cho cân đối NSNN. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ.

Thứ sáu, đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN. Tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các DN Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường...

Thứ bảy, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ chín, tập trung triển khai xây dựng kế hoạch tài chính- NSNN 5 năm giai đoạn 2016-2020.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 6/2021
  • Nhà xuất khẩu gạo Thái nhắm tới nguồn cung từ VN
  • Nhật Bản cam kết nỗ lực loại trừ vũ khí hạt nhân
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
  • Cha mẹ liên tiếp gặp nạn, nam sinh gác giấc mơ, bỏ học đi cào bùn thuê
  • Sôi động Giải chạy Nagakawa 'Khỏe để lập nghiệp và giữ nước'
  • Phạt tù với hành vi làm lây lan dịch bệnh
推荐内容
  • Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
  • Bạn đọc giúp đỡ hơn 46 triệu đồng đến hai mẹ con mắc bệnh hiểm nghèo
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 10/2021
  • Trao hơn 33 triệu đồng đến gia đình ông Tạ Văn Trường ở Hà Nam
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
  • Chồng tử nạn đột ngột, cô giáo mầm non ở Hà Tĩnh lâm cảnh bi đát